TẬP ĐOÀN THÉP HOA KỲ USX - U.S. STEEL

Chủ Nhật, 6 tháng 4, 2014
25
TẬP ĐOÀN THÉP HOA KỲ
USX - U.S. STEEL

Xương sống thép của ngành công nghiệp thép




• Người sáng lập:                   Elbert H. Gary và J. Pierpont Morgan
• Logo:

• Vị trí trong nền 
kinh tế Mỹ:                             Hạng 147 (Fortune 500 – năm 2007)
• Nét đặc trưng:                     Khi được thành lập, nó  là  doanh nghiệp lớn
nhất mọi thời đại

• Sản phẩm chính:                 Thép các loại

• Doanh thu:                         
15,72 tỉ đô-la (năm 2007)
• Lợi nhuận:                          
1,37 tỉ đô-la (năm 2007)
• Số nhân viên:                      
19.266 người
• Đối thủ chính:                    
Bethlehem Steel, LTV, Nucor
• Chủ tịch kiêm CEO:           
Thomas J. Usher
• Trụ sở chính:                      
Pittsburgh, Pennsylvania
• Năm thành lập:                  
1901
• Website:                              
www.ussteel.com

     Trong vòng một trăm năm trở lại đây, hiếm có công ty nào trải qua
những thăng trầm trong ngành công nghiệp Hoa Kỳ như Tập đoàn thép
Hoa Kỳ - U.S. Steel. Bắt đầu dưới sự hướng dẫn có tầm nhìn xa trông
rộng của một di dân từng kiếm được 1,20 đô-la một tuần, U.S. Steel đã
phát triển thành tập đoàn lớn nhất trong thời đại của mình chỉ trong
vòng chưa đầy hai thập kỷ. Tập đoàn này đã giúp hình thành đường xe
lửa và những công trình trọng yếu khác, góp phần xây dựng nên một
quốc gia hùng mạnh, sản xuất ra những gia tài khổng lồ  cho những
người đã thành lập và mở rộng nó, đi tiên phong trong nhiều cải tiến về
mặt kinh doanh và sản xuất, thu lợi qua cả hai cuộc Thế chiến và tạo
ra một tổ chức quyền lực kinh tế của thành phố nơi nó đặt trụ sở chính.

       Cùng lúc đó, họ  luôn bị buộc phải luồn lách trong một ngành
công nghiệp thường xuyên thay đổi. Họ bị các đối thủ cạnh tranh đến
từ nước ngoài giành lấy thị phần. Sản phẩm không được ưa chuộng
khi những sản phẩm khác giá  rẻ  hơn xuất hiện, họ  buộc phải cắt
giảm nhân công, hạ lương của những người còn ở lại, tìm kiếm trợ
giúp từ phía chính phủ và chống lại đối thủ bằng cách mua lại nó. Dù
vậy, sau cùng U.S. Steel đã đứng vững trên đôi chân của mình bằng
các biện pháp linh hoạt: thành lập một công ty liên doanh, mở  các
công ty con ở nước ngoài, mua lại các công ty khác trong chiến lược
đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, cập nhật những thủ  tục kinh
doanh và sản xuất, và thậm chí họ còn bước vào thế giới của thương
mại điện tử.

       Kết quả là công ty vẫn duy trì được vị trí nhà sản xuất thép hàng
đầu của Mỹ và là một nguồn cung cấp lớn của toàn thế giới về dầu hỏa
và khí đốt tự nhiên. Hiện tại họ cũng sản xuất các sản phẩm từ thiếc,
than đá nội địa, khai thác quặng sắt cũng như cung cấp các dịch vụ
cố vấn và kỹ thuật, và cả các dự án về bất động sản. Họ cũng gia tăng
hoạt động xuất khẩu và hiện đang vận chuyển mỗi năm hơn 1 triệu
tấn sản phẩm thép đến 40 quốc gia khác nhau trên toàn thế giới.
 Gọi tập đoàn này là U.S. Steel vì nó là một trong hai đơn vị của tập
đoàn liên doanh USX – một công ty năng lượng khổng lồ; đơn vị kia là
một công ty trước đây được biết đến dưới cái tên Công ty Dầu lửa
Marathon, vốn có bề dày hoạt động còn lâu đời hơn cả người anh em
của nó. Nhưng mặc cho những thành tích và sự hồi sinh trong vài năm
gần đây, tầm quan trọng của công ty này vẫn không sánh được với U.S.
Steel - vốn được xem là một Microsoft của thế kỷ 19 và những bứt phá
của họ cũng giống như trong kỷ nguyên của Bill Gates vậy.

***
        Andrew Carnegie được 13 tuổi vào năm 1848 khi gia đình ông
quay về từ Scotland, đến định cư tại Allegheny, Pennsylvania. Cậu bé
cần cù siêng năng này lập tức kiếm được một công việc có mức lương
1,20 đô-la một tuần. Khi nghe nói có một vị trí tốt hơn tại công ty điện
báo O’Reilly ở Pittsburgh, Carnegie đã từ bỏ công việc xe ống chỉ ở
nhà  máy bửng này để  chuyển tới đó. Ở  đó, ông nhanh chóng được
thăng chức, từ người đưa tin đến vị trí điện báo viên. Phần lớn những
tin điện báo mà ông xử lý là từ các doanh nhân, khách hàng chủ yếu
của dịch vụ này lúc đó. Nhờ vậy, Carnegie nhanh chóng có được rất
nhiều kiến thức về thế giới thương mại và công nghiệp - những kiến
thức rất cần cho ông trong những năm sắp tới.

       Vào năm 1852, Carnegie gặp Tom Scott, lúc đó đang là trưởng bộ
phận đường sắt miền Tây Pennsylvania. Scott mang đến cho châng
thanh niên trẻ công việc thư ký và trợ lý của ông. Dù chỉ được trả 35
đô-la một tháng, Carnegie vẫn chấp nhận một cách háo hức vì có cơ
hội biết thêm về  đường sắt từ  một trong những người đứng đầu
ngành công nghiệp này. Trực giác của ông đã đúng và trong vài năm
kế tiếp ông đã hoàn toàn tập trung vào các bước cải tiến quan trọng
của ngành đường sắt, bao gồm việc giới thiệu những toa xe có giường
ngủ Pullman. Khi cuộc nội chiến(1)nổ ra, Scott được bổ nhiệm làm trợ
lý Bộ trưởng chiến tranh và Carnegie đã theo ông đến Washington để
phục vụ  ông một lần nữa với tư cách là  sơ quan phụ  tá. Khi chiến
tranh kết thúc, Scott giao cho người được ông bảo trợ chức vụ thanh
 tra ngành đường sắt. Dù vậy, Carnegie đã từ chối và quyết định rằng
đã đến lúc tạo lập sự nghiệp cho riêng mình.

          Carnegie để dành được một ít tiền và 
 đầu tư vốn vào vài công ty nhỏ. Nhận thấy tầm
quan trọng ngày càng tăng của sắt và  thép, ông liền bán hầu
hết các khoản đầu tư này và mua lại Xưởng sản xuất thép
Homestead ở  Pittsburgh vào năm 1872. Pittsburgh là  nơi
ông đã  quen thuộc và  là  một thành phố  có  vị trí địa lý  phù
hợp một cách hoàn hảo để  trở thành trung tâm của ngành
công nghiệp đang lên này do lợi thế dễ dàng tiếp cận với nguồn
vật liệu thư và  các thị trường tiềm năng. Đến năm 1888 sự  nghiệp
kinh doanh của Carnegie đã rất phát triển, công ty của ông trở thành
một trong những công ty công nghiệp “được hợp nhất theo chiều
thẳng đứng” để kiểm soát chi phí ở tất cả các mức độ hoạt động từ
mỏ đá vôi và quặng sắt cho đến các nhà máy sản xuất thép và xưởng
cán kim loại. Vào năm 1899 ông thống nhất mọi thứ dưới ngọn cờ của
Công ty Thép Carnegie.
Andrew Carnegie (1835 – 1919)

        Sản xuất thép là một ngành hái ra tiền vào giai đoạn cuối thế kỷ
19, và những ông trùm tư bản như Carnegie trở nên rất nổi tiếng và
giàu có. Theo thời gian, ngành thép thành công rực rỡ, thu hút các
doanh nghiệp và  các nhà  tư bản luôn muốn có  phần trong ngành
công nghiệp giữ vai trò chính trong các dự án đường sắt và xe hơi. Và
vào cuối những năm 1800 đã có khoảng 20 công ty lớn cạnh tranh
quyết liệt để dẫn đầu trong ngành sản xuất này.


Nhà máy sản xuất thép một thời lớn nhất nước Mỹ của Carnegie
       Một trong những nhân vật lớn nhất trong số đó là chủ ngân hàng
J. Pierpont Morgan và nhà tư bản công nghiệp Elbert H. Gary, những
người đã cùng nhau thành lập công ty thép Federal vào năm 1898.
Với tham vọng kiểm soát toàn bộ ngành công nghiệp này, cả hai bắt
đầu mua lại các công ty cạnh tranh, bao gồm cả công ty của Carnegie
– với giá 492  triệu đô-la – và các công ty khác như công ty sản xuất
thép và  dây điện American, American Tin Plate, và  National Tube.
Khi hợp nhất tất cả thành công ty thép U.S Steel vào năm 1901, họ
đã có số vốn lên đến 1,4 tỉ đô-la và trở thành công ty lớn nhất từng
được thành lập trong lịch sử. Gary, người mà tên tuổi sẽ làm vinh dự
thành phố Indiana nơi nhà máy chính của họ tọa lạc, trở thành vị chủ
tịch đầu tiên của công ty.

     Morgan và Gary đã nâng U.S. Steel lên một tầm cao mới. Trong
năm đầu tiên hoạt động, công ty non trẻ  của họ  đã  chiếm đến hai
phần ba tổng sản lượng thép của cả nước Mỹ. Đường sắt, xe hơi, máy
móc hạng nặng và các dự án xây dựng đã tiêu thụ hầu hết các sản
phẩm của U.S. Steel. Trong khi đó, Carnegie chuyên tâm vào làm từ
thiện và cho đến khi qua đời vào năm 1919, ông đã quyên góp được
hơn 350 triệu đô-la. 

      Nhu cầu cho sản phẩm của công ty vẫn tiếp tục tăng lên qua hai
cuộc Thế  chiến, và  U.S. Steel vẫn giữ  được vị trí độc tôn. Dù  vậy,
trong thập niên 50 của thế kỷ 20, xu hướng sản phẩm bắt đầu chuyển
 sang một hướng khác. Những đối thủ  cạnh tranh mạnh mẽ  đến từ
châu Âu và Nhật Bản đã xây dựng những kỹ thuật sản xuất mới như
dùng lô thổi để luyện thép và đúc theo dây chuyền, mang đến lợi thế
cao hơn so với các công ty của Mỹ vẫn sử dụng phương pháp dùng lô
Martin đã tồn tại từ thế kỷ trước. Điều này cho phép các công ty đó
có thể bán với giá thấp hơn so với các nhà sản xuất của Mỹ trong thị
trường thế  giới đang phát triển. Thị phần của Mỹ giảm từ  57% vào
năm 1947 xuống còn 29% chỉ sau một thập kỷ. Sản lượng thép nhập
khẩu chiếm gần một phần tư tổng số  thép được sử  dụng trên toàn
nước Mỹ, cộng thêm sự xuất hiện của nhựa và nhôm cũng làm nhu
cầu thép giảm đi rất nhiều.

      Các nhà máy cán thép và lò đúc kim loại đóng cửa, nhân công bị
cắt giảm, khu công nghiệp thép từng một thời nhộn nhịp ở Pittsburgh
nay trở nên hoang phế. Thập niên 80 là giai đoạn đau đớn nhất, khi
ngành thép Hoa Kỳ hứng chịu khoản lỗ lên đến 12 tỉ đô-la. Khoảng
60% trong số 428.000 công nhân bị mất việc, những người khác bị cắt
giảm lương và các công ty Mỹ phải tìm đến sự giúp đỡ của chính phủ
để giúp hạn chế lượng sản phẩm nhập khẩu. Bản thân công ty U.S.
Steel tìm lối thoát bằng cách cải tổ, bán vài bộ phận kinh doanh (như
lĩnh vực cung cấp dầu và một công ty con về vận chuyển trong nước),
và liên doanh với các công ty khác cả trong lẫn ngoài nước.

       Tuy nhiên, sự thay đổi lớn nhất diễn ra vào năm 1982 khi U.S.
Steel mua lại Marathon Oil – một công ty khổng lồ có trụ sở ở Texas,
được thành lập vào năm 1887, và điều này ngay lập tức nhân đôi quy
mô của U.S. Steel. Bốn năm sau, họ lại mua một công ty năng lượng
khổng lồ khác là Công ty Dầu lửa và Khí đốt Texas rồi đổi tên thành
Tập đoàn USX để thể hiện hướng đi mới mẻ và đa dạng của mình.

***
       USX tiếp tục đổ nhiều triệu đô-la vào các cơ sở sản xuất và thay
thế phương pháp luyện thép bằng lô Martin cũ kỹ bằng kỹ thuật ống
thổi từ lâu đã được các đối thủ cạnh tranh nước ngoài sử dụng. Tổng
thống Reagan cũng hỗ trợ bằng cách ban hành các hạn ngạch nhập
 khẩu làm tăng giá các loại thép nhập vào Mỹ. Lần đầu tiên sau nhiều
thập kỷ, công ty thép khổng lồ của Mỹ đã trở lại cuộc đua.
USX đã tái cấu trúc vào năm 1991 và bán đi một số phân ngành
kinh doanh không hiệu quả và thành lập các công ty con ở châu Âu
và Mexico trong những năm tiếp theo. Họ cũng bước vào những lĩnh
vực mới như ngành công nghiệp năng lượng. 

       Bước vào thế kỷ thứ ba trong lịch sử hoạt động của mình, U.S.
Steel vẫn chứng minh rằng họ  không bị mắc kẹt với quá  khứ, thể
hiện qua việc mua lại khoản vốn góp trong một công ty Internet cố
tên gọi e-Steel và công bố các kế hoạch bán sản phẩm trực tuyến. Họ
cũng mua lại công ty sản xuất thép VSZ lớn nhất của Slovakia và cam
kết chi 700 triệu đô-la để hiện đại hóa hoạt động kinh doanh, biến nó
thành nhà sản xuất thép hiệu quả nhất tại Trung và Đông Âu.

       Số lượng đơn đặt hàng tuy có giảm sút vào giai đoạn giữa năm
2000 làm dấy lên vài mối âu lo trong toàn ngành công nghiệp, ngay
cả  khi lợi nhuận vẫn tăng ở  U.S. Steel và  một số  công ty Mỹ. Dù
không ai ảo tưởng rằng ngành công nghiệp này sẽ tìm được lợi nhuận
như thời hoàng kim của nó, các nhà quan sát vẫn mong đợi công ty
thép hàng đầu Hoa Kỳ này sẽ tiếp tục tạo được một tầm ảnh hưởng
lớn như nó đã từng thành công trong một trăm năm qua.



















Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét