23
STANDARD OIL
Con bạch tuộc của ngành dầu hỏa
• Người sáng lập: John D. Rockefeller, Samuel Andrews và
Henry M. Flagler
Henry M. Flagler
• Logo:
• Vị trí trong nền Không thuộc Fortune 500 - năm 2007
kinh tế Mỹ:
• Nét đặc trưng: Tập đoàn dầu hỏa lớn nhất thế giới trước khi bị
giải tán bởi Tòa án tối cao
giải tán bởi Tòa án tối cao
• Sản phẩm chính: Dầu lửa, chất đốt, dầu nhờn, những sản phẩm
có nguồn gốc từ dầu khí khác
có nguồn gốc từ dầu khí khác
• Chủ tịch John D. Rockefeller
• Nơi thành lập Cleveland, Ohio
• Giá trị thị trường 100 triệu đô-la
• Nơi thành lập Cleveland, Ohio
• Giá trị thị trường 100 triệu đô-la
trước khi bị giải tán:
• Đối thủ chính: Không có
• Thời gian hoạt động: 1870 – 1911
• Thời gian hoạt động: 1870 – 1911
Bất cứ khi nào nhắc đến công ty dầu lửa Standard Oil, có hai từ
ngay lập tức xuất hiện: Rockefeller và Độc quyền. Sự liên hệ giữa hai
từ này là không thể tránh khỏi, bởi chỉ có Rockefeller mới xây dựng
được nhà máy lọc dầu khổng lồ này – và không gì khác ngoài bản án
chống độc quyền mới có thể hạ gục nó. Sâu xa hơn, bộ ba(1)này mãi
mãi quấn lấy nhau vì tất cả đều đã đạt đến cực điểm trong một kỷ
nguyên mà cuộc cách mạng công nghiệp đã biến ngành thương mại Mỹ
thành một thế lực toàn cầu còn được duy trị đến ngày nay.
Dĩ nhiên, Rockefeller không thể
điều hành đế chế khổng lồ này một
mình. Ngay cả một người có tầm vóc
như ông cũng cần có một đội ngũ
quản lý tuyệt vời để vận hành cái gọi
là “con bạch tuộc” của ngành công
nghiệp khai thác và tinh chế dầu hỏa,
một công ty đã từng kiểm soát gần
như tất cả những thứ liên quan đến
sản phẩm, chế biến, tiếp thị và vận
chuyển dầu lửa của Hoa Kỳ. Nhưng
chính Rockefeller mới là người kết nối
và điều hành nó, cho đến khi ông và công ty của mình bị kết tội vi
phạm điều luật chống độc quyền dẫn đến sự sụp đổ của công ty.
Nhưng Rockefeller không chỉ là một trong những doanh nhân sắc
sảo nhất thời đại của mình. Di sản của ông vào khoảng 1 tỉ đô-la khi
ông qua đời ở tuổi 98 – một con số đáng giá gấp 10 lần nếu tính ở
thời điểm hiện nay. Là một người có lòng nhân ái, ông sẵn sàng cho
người khác tới đồng xu cuối cùng. Ông đã quyên góp được 20.000 đô-
la để giúp xây dựng nhà thờ Baptise Cleveland vào năm công ty
Standard Oil ra đời. Trong vòng bẫy thập kỷ tiếp theo ông đã thành
lập Quỹ từ thiện Rockefeller và Viện nghiên cứu y học Rockefeller,
“Vua dầu hỏa” John Davison
Rockefeller (1839 – 1937)
|
cùng với rất nhiều những hoạt động từ thiện khác, bên cạnh việc gây
quỹ thành lập Đại học Chicago và tặng vô số quà cho nhiều trường
đại học và nhà thờ. Sự thật là, trong suốt cuộc đời mình, ông đã cho
đi khoảng 500 triệu đô-la thông qua hoạt động từ thiện. Tất cả số tiền
đó có được là nhờ công ty khai thác và tinh chế dầu hỏa mà từ đó ông
đã xây dựng sự nghiệp lừng lẫy của mình.
***
John Davison Rockefeller sinh ra trong một nông trang ở vùng
ngoại ô New York vào năm 1839. Là một trong số bốn người con, ông
được nuôi dưỡng bởi một người mẹ rất sùng đạo trong khi cha ông thị
vô cùng bận bịu trong việc lừa đảo người dân địa phương với những
trò bịp bợm tiền bạc và các loại thuốc chữa bệnh giả hiệu. Khi ông lên
mười, cha ông bị buộc tội cưỡng bức một người làm trong nhà và cả
gia đình phải bỏ trốn. Cuối cùng, họ dừng lại ở Cleveland. Không lâu
sau, cậu bé Rockefeller bỏ nhà đi đến vùng Nam Dakota một mình.
Rockefeller nhận công việc đầu tiên vào năm 1855, làm trợ lý kế
toán cho cửa hàng Hewitt & Tuttle. Ông kiếm được 3 đô-la rưỡi một
tuần và thường xuyên quyên góp cho nhà thờ. Tuy nhiên, ông vẫn cố
gắng dành dụm được 800 đô-la chỉ trong vòng 3 năm. Với số tiền đó
cùng với một món tiền nhỏ đi vay mượn, ông và một di dân người
Anh tên là Maurice B. Clark mở một cửa hàng kinh doanh nhỏ của
riêng mình. Cửa hàng chuyên bán cỏ khô, bột mì, thịt và một số hàng
hóa khác này đã phát triển rất tốt.
Tuy chỉ mới 19 tuổi nhưng Rockefeller đã có tham vọng mở rộng
quy mô kinh doanh. Lúc đó dầu lửa là một ngành công nghiệp đang
phát triển rất mạnh. Clark có một người bạn làm trong lĩnh vực dầu
lửa, và vào năm 1863 ông này đã tìm đến hai người để kêu gọi góp
vốn. Rockefeller đã đầu tư 4.000 đô-la và bước chân vào lĩnh vực sẽ
làm ông trở nên cực kỳ giàu có.
Việc thăm dò và khai thác dầu mỏ luôn là một công việc phụ
thuộc nhiều vào sự may mắn. Vào lúc Rockefeller bước chân vào lĩnh
vực kinh doanh này, giá một thùng dầu đang dao động quanh mốc 5
đô-la. Nhưng đó không phải là điều làm ông thật sự quan tâm.
Rockefeller đủ hiểu biết để nhận thấy rằng khi giàn khoan dò đúng
chỗ, thị họ cần một nhà máy tinh chế để sản xuất và bán những sản
phẩm làm ra từ đó. Ông cũng nhận thấy được rằng mình có thể kiếm
được nhiều tiền hơn ở đây. Vì thế, cùng với Clark và đối tác làm ăn
mới có tên Samuel Andrews, ông thành lập một nhà máy lọc dầu nhỏ
ở Ohio vào năm 1863 và đặt tên là Xưởng lọc dầu Excelsior(1).
Với tầm nhìn xa trưng rộng, công ty bắt đầu mua lại các xưởng lọc
dầu khác. Họ nhanh chóng có được 50 công ty ở Cleveland và 80
xưởng khác ở Pittsburgh. Cảm thấy rằng lợi nhuận có thể còn lớn hơn
nếu họ kiểm soát tất cả các công đoạn kinh doanh, bộ ba này cũng bắt
đầu mua lại kho chứa hàng, xưởng gỗ (để tự đóng lấy thùng dầu) và
thậm chí là cả một đội tàu (để vận chuyển sản phẩm mà họ sản xuất
ra). Vào năm 1865 Rockefeller mua lại cổ phần của Clark và hai năm
sau nhận vào hội đồng lãnh đạo công ty một doanh nhân địa phương
tên là Henry Flagler, một người có tiền và có hiểu biết về đường sắt,
một phương tiện vận chuyển khá nổi bật lúc bấy giờ. Họ đổi tên công
ty thành Rockefeller, Andrews & Flagler trước khi đổi thành công ty
dầu lửa Standard Oil ba năm sau đó. Không lâu sau, họ đã có thể dõng
dạc tuyên bố rằng Standard Oil là công ty dầu hỏa lớn nhất thế giới.
Họ ngay lập tức vấp phải nhiều đối thủ cạnh tranh cả trong và
ngoài nước, như công ty của anh em nhà Nobel ở Thụy Điển và công
ty vận chuyển, thương mại Shell của Anh. Đó là lý do chính vì sao
nước Mỹ chỉ kiểm soát được phân nửa thị trường sản xuất dầu hỏa
toàn cầu trong giai đoạn cuối thập niên 80 của thế kỷ 19. Nhưng
Standard Oil tiếp tục thuê những nhà hóa học, chuyên gia thương
mại, luật sư và các chuyên viên hàng đầu khác cũng như ký kết
những hợp đồng bí mật với những công ty và những cánh tay quyền
lực mà họ đang cần. Standard Oil nhanh chóng phát triển vô cùng
mạnh mẽ cả về tầm vóc lẫn lợi nhuận. Cuối cùng, họ trở thành nhà
cung cấp độc quyền các sản phẩm liên quan đến dầu hỏa cho khoảng
37.000 cộng đồng dân cư.
Giai đoạn cuối thế kỷ 19 là thời điểm xảy ra nhiều thay đổi chấn
động trong nền thương mại Mỹ. Các thành phố mọc lên chỉ sau một
đêm và những tuyến đường sắt đã kết nối chúng lại với nhau. Sản
xuất trở thành sức mạnh thống trị nền kinh tế nước Mỹ và rất nhiều
những cá nhân kiệt xuất xuất hiện – như Andrew Carnegie,
Cornelius Vanderbilt, J.P. Morgan, và Rockefeller cũng là một trong
số đó – và lãnh đạo những công ty quyền lực nhất lúc bấy giờ. Những
người đàn ông này có tài thiên biến vạn hóa, giàu trí tưởng tượng và
không nề hà bất cứ việc gì để có thể đứng đầu trong lĩnh vực của
mình. Vào thời điểm này, hầu hết các tiểu bang không cho phép các
công ty địa phương nắm cổ phiếu trong các trụ sở bên ngoài biên giới
quốc gia, nên Rockefeller đã lách luật để mở rộng kinh doanh. Vào
năm 1882, ông thành lập Standard Oil Trust (Liên minh Standard
Oil) để kết hợp Standard Oil với các công ty chi nhánh ở những nơi
khác. Với biện pháp này, họ đã mang về khoảng 40 tập đoàn dưới
quyền ông và tiếp tục kiểm soát vững chắc địa vị của mình trong lĩnh
vực tinh chế dầu mỏ.
Những hành động như hạ giá trái phép, các thủ đoạn cưỡng bức và
đầu cơ tăng giá tiếp tục được thực hiện. Vào năm 1892, Tòa án Tối cao
Ohio đã vào cuộc và ra lệnh giải tán liên minh. Không hề hấn gì,
Rockefeller tiếp tục hoạt động từ các trụ sở của ông ở New York. Vào
năm 1899, khi Mỹ bắt đầu thả lỏng những quy chế về sáp nhập tập
đoàn, ông đã tổ chức công ty lại thành công ty cổ phần Standard Oil ở
New Jersey và chuyển tất cả những tài sản hiện có sang công ty mới này.
Những hành động của Rockefeller không thể qua mắt được các
nhà tư bản công nghiệp khác. Vài người dựng lên những liên minh
tương tự trong ngành kinh doanh bửng, rượu, đường và thuốc lá. Vài
công ty khác hoàn tất những vụ sáp nhập, hình thành nên những
công ty khổng lồ như General Electric, AT&T và U.S. Steel. Các công
ty vô cùng giàu có và quyền lực này đã là mục tiêu cho những nhà
quan sát (và các đối thủ cạnh tranh tương lai) công kích về sự không
công bằng, nếu không nói thẳng ra là phạm pháp. Các phóng viên bắt
đầu chú ý và một người trong số đó – Ida M. Tarbell – đã đặt Standard
Oil dưới kính hiển vi trong một phóng sự vạch trần “tội ác” gồm 19
kỳ xuất hiện trên tạp chí McClure’s vào năm 1902. Kỳ sau nối tiếp kỳ
trước, Tarbell chỉ trích những tuyên bố của Rockefeller rằng công ty
của ông không làm điều gì sai trái cả. Tarbell viết rằng Standard vươn
lên đến đỉnh điểm nhờ “sự gian lận, dối trá, đặc quyền đặc lợi, phạm
pháp trắng trợn, hối lộ, ép buộc, tham nhũng, hăm dọa, gián điệp, hay
nói cách khác là khủng bố một cách rõ ràng”.
Chuỗi bài báo này đã biến Tarbell thành một người nổi tiếng, và
Tổng thống Theodore Roosevelt là một trong nhiều người hâm mộ bà.
Rockefeller không đưa ra lời bình luận nào, nhưng người ta ghi lại
rằng ông đã nhiều lần thóa mạ Tarbell trong những cuộc đối thoại cá
nhân. Loạt bài báo cũng mở đầu một cuộc điều tra liên bang, và vào
năm 1906 chính phủ đã mở phiên tòa dựa trên Bộ luật chống độc
quyền Sherman khi đó đã có 16 năm tuổi. Hành động này đã chính
thức đưa ra ánh sáng điều từ lâu vẫn được nói thầm, rằng công ty dầu
lửa Standard Oil đã giữ độc quyền ngành công nghiệp dầu lửa, và làm
kìm hãm quyền tự do thương mại.
Vào năm 1907, công ty bị kết án vi phạm điều luật chống độc
quyền và bị phạt một số tiền khoảng bằng 1/3 giá trị thị trường 100
triệu đô-la của mình. Án phạt được thi hành, nhưng khoảng hơn bốn
năm sau – vào ngày 15 tháng 05 năm 1911 – Tòa án tối cao Hoa Kỳ
đã phán quyết rằng cơ cấu của Standard Oil thật ra là “một sự độc
quyền có khả năng kìm hãm sự phát triển của ngành thương mại” và
bắt họ phải tách ra thành vài chục công ty nhỏ độc lập với nhau.
Rockefeller đang chơi golf lúc nhận được tin báo, và không ngừng
khuyên các bạn chơi của ông “mua lại công ty dầu lửa Standard Oil”.
Đây là một nước cờ khôn ngoan, vì những phần nhỏ trong đế chế của
ông nhanh chóng trở nên đáng giá hơn nhiều công ty hợp nhất trước
đó. Gia tài khổng lồ của Rockefeller nhanh chóng phát triển hơn nữa.
Cùng năm đó ông về hưu.
Sự sụp đổ này đã tạo ra nhiều tên tuổi vẫn còn nổi tiếng cho đến
ngày nay trong ngành công nghiệp dầu lửa, bao gồm Exxon, Amoco,
Standard Oil từng bị ví như một con bạch tuộc
Mobil và Chevron. Dù vậy, vẫn còn nhiều tranh cãi như Standard Oil
có thể chiến thắng số phận nếu Rockefeller khôn ngoan hơn trong
vấn đề chính trị – hay sẵn lòng quy phục các chính khách và quan
chức cấp cao hơn. Nhưng Rockefeller không bao giờ là người quỵ lụy
sức mạnh thế tục, hay rút khỏi học thuyết mà ông xem là phương
châm sống của mình: “Tôi tin rằng đó là một sứ mạng mà Chúa giao
phó và giúp tôi kiếm được nhiều tiền nhất có thể, một cách công bằng
và trung thực, để cho đi nhiều nhất có thể”. Khi ông qua đời vào năm
1937, không ai có thể tranh cãi rằng liệu ông có khi nào nghi ngờ về
những việc mình đang làm; hay ông đã không làm theo những niềm
tin đó một cách chính xác cho đến hơi thở cuối cùng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét