TẬP ĐOÀN GENERAL MOTORS

Thứ Ba, 8 tháng 4, 2014
14
TẬP ĐOÀN
GENERAL MOTORS

Người khổng lồ của ngành công nghiệp ô tô




Nhòn bề ngoài thị có vẻ như G. Richard Wagoner Jr. và Alfred P.

Sloan có rất ít điểm chung. Sloan, người lãnh đạo lâu năm của công ty
ö tư khổng lồ  General Motors, bắt đầu triều đại đầy vinh quang của
mình vào năm 1923, khi cả ngành công nghiệp ö tư lẫn sản phẩm của
nó vẫn còn mới mẻ, các công ty cạnh tranh xuất hiện rất nhiều, và ban
lãnh đạo của công ty vừa trải qua một cuộc biến động. Trong khi đó,
Wagoner, người nắm quyền lãnh đạo GM (General Motors) gần đây
nhất, năm 2000, khi cả  ngành công nghiệp lẫn sản phẩm đều đã
trưởng thành, các đối thủ cạnh tranh bị suy yếu và giảm dần, và ban
lãnh đạo thị đã ổn định được gần một thập kỷ.

       Tuy nhiên, Wagoner có nhiều điểm chung với người tiền nhiệm
huyền thoại của mình hơn việc ông là người lãnh đạo trẻ tuổi nhất từ
thời của Sloan gánh vác trọng trách dẫn dắt công ty sản xuất ö tư lớn
nhất thế giới này. Cả hai đã tiếp quản một công ty ngổn ngang bề bộn
cùng với lịch sử hoạt động đầy ấn tượng, và đang cần một cú hích vào
“bộ truyền động” của nó. Cả hai đều phải đối mặt với một loạt các vấn
đề giống nhau – sự tự mãn ngày càng tăng của một tập đoàn có hệ
thống quản trị lạc hậu – chúng không thể đáp ứng được các yêu cầu
của thị trường và thời đại.

                                            ***
        General Motors là công trình tim óc của William Crapo Durant,
một người bán hàng tài năng sinh ra ở Boston vào năm 1861. Sau khi
sự đầu tư của cha ông vào thị trường chứng khoán thất bại thảm hại,
mẹ của ông đã chuyển gia đình đến định cư tại khu vực phía trên của
vùng trung tâm phía bắc Hoa Kỳ(1). Tại đây, cha của bà đã gây dựng
gia tài nhờ kinh doanh gỗ trước khi giữ chức Thị trưởng Thành phố
Flint và Thống đốc bang Michigan. Và cũng tại nơi đây, Bill Durant
đã tìm thấy định hướng nghề nghiệp của mình.
 (1) Từ vùng Great Lakes đến sông Ohio, Kansas và Missouri

       Trường phổ thông không hấp dẫn lắm đối với châng thanh niên
đầy tham vọng này, và Durant đã bỏ học trước khi thi tốt nghiệp rất
lâu. Ngay sau đó ông được nhận vào làm công việc bán hàng cho một
xí nghiệp sản xuất xì gà và đã chứng minh khả năng bẩm sinh của
mình khi bán sạch 22.000 điếu xì gà trong chuyến bán hàng đầu tiên.
Vào năm 1885, ông có một cuộc đi chơi bằng chiếc xe ngựa của một
người bạn, và chuyến đi ùm aã đó đã hoàn toàn thay đổi cuộc đời ông
– ngay khi đó và tại chỗ đó, ông đã nhận thức được cơ hội kinh doanh
đầy tiềm năng trong lĩnh vực vận tải vẫn còn mới mẻ này. Durant đề
nghị trả cho nhà sản xuất 1.500 đô-la tiền bản quyền sáng chế cho
hệ thống giảm xóc độc đáo của họ, và ông đã hợp tác với một đối tác
làm ăn để phát triển một công ty vận chuyển. Đến năm 1990, ông đã
đưa công ty Durant-Dort lên vị trí cao nhất trong lĩnh vực vận chuyển
của toàn nước Mỹ.

        Durant nhanh chóng trở  nên giàu có  nhưng vẫn buồn chán vì
chưa thỏa mãn với những gì mình đạt được. Thế là, khi ông được lái
chiếc xe không cần ngựa kéo vòng quanh Flint, ông biết rằng đó
chính là chìa khóa cho tương lai của mình. Vào năm 1904, ông mua
lại công ty Buick Motor, công ty sản xuất những phương tiện chất
lượng tốt nhưng liên tục gặp những khó khăn về tài chính. Các kiến
thức về  bán hàng của ông ngay lập tức mang về  đơn đặt hàng cho
khoảng 1.100 chiếc xe hơi, một con số nhiều gấp 25 lần tổng số xe
mà Buick đã sản xuất trong suốt 3 năm hoạt động của mình. Để đáp
ứng nhu cầu thị trường, Durant đã bán cổ phần của công ty cho tất
cả mọi người mà ông biết. Đến năm 1905, Buick đã lắp ráp được 725
chiếc xe một năm. Vào năm 1908, sản lượng hàng năm đạt mức
8.820 chiếc và Buick trở thành nhà sản xuất xe hơi số một nước Mỹ,
với số xe bán được còn lớn hơn cả tổng số xe của công ty đứng thứ
hai và thứ ba gộp lại.

        Tuy nhiên, Durant vẫn cảm thấy rằng càng lớn thị sẽ càng tốt –
ngay cả trong một ngành công nghiệp phụ thuộc vào những sở thích
thất thường của công chúng. Vì thế, vào ngày 16 tháng 9 năm 1908,
ông thành lập Tập đoàn General Motors để tập hợp sản xuất nhiều
 kiểu dáng, chủng loại xe ö tư dưới một mái nhà của công ty. Công ty
mới của ông cũng sáp nhập Buick vào, và sau đó mua lại Olds Motor
Vehicle, Cadillac Automobile, và  khoảng 20 công ty nhỏ  khác bao
gồm cả  Ewing, Marquette và  Elmore. Durant cũng tin rằng việc tự
sản xuất ra các bộ phận phụ tùng cho công ty sẽ đem lại hiệu quả và
tiết kiệm chi phí hơn, vì thế ông không ngừng mở rộng quy mô cũng
như mua lại những công ty có thể cung cấp kính, sơn, kim loại tấm
và các thành phần cần thiết khác cho các xưởng sản xuất của mình.

       Trong năm đầu tiên hoạt động, GM đã bán ra một lượng xe hơi
và  xe tải đáng kinh ngạc là  25.000 chiếc và  thu về  29 triệu đô-la.
Tuy nhiên, Durant cũng có nhiều dự án sai lầm và càng ngày ông
càng chứng tỏ rằng mình giỏi xây dựng chiến lược kinh doanh hơn
là điều hành nó. Chỉ trong vòng hai năm, GM đã rơi vào tình trạng
khủng hoảng tài chính nghiêm trọng. Durant phải quay sang vay nợ
từ một nghiệp đoàn các chủ ngân hàng để cứu công ty thoát khỏi bờ
vực phá sản. Một trong các điều khoản vay nợ buộc ông không được
tham gia điều hành công ty trong khoảng thời gian 5 năm. Nhưng
Durant không thể ngồi yên; và trong khi các chủ ngân hàng lo chỉnh
đốn lại General Motors theo một đường lối thận trọng hơn thị Durant
thành lập công ty Chevrolet Motor và nhanh chóng đạt được thành
công vang dội. Vào năm 1915 – năm ông không còn bị cách ly khỏi
GM nữa – Durant đã biến Chevy thành  một công ty sản xuất xe hơi
lớn nhất cả nước.

        Durant rất muốn quay lại với đứa con cưng của mình, vì thế ông
bắt đầu mua lại cổ phần của GM. Năm 1918, ông lấy lại quyền điều
khiển và sát nhập Chevrolet – cùng với những công ty thuộc quyền
sở hữu khác như Hyatt Roller Bearing – vào GM. Ông  cũng bắt đầu
mở rộng quy mô công ty một lần nữa: mở rộng những nhà máy hiện
có, bắt đầu xây dựng phòng thí nghiệm nghiên cứu mới cùng với tòa
nhà trụ sở chính 15 tầng ở Detroit, và mua lại các công ty khác, trong
đó có Fisher Body. Ông cũng hướng GM sang hoạt động kinh doanh
tài chính với việc thành lập Tập đoàn nghiệm thu tài chính General
Motors vào năm 1919. Cùng năm đó GM đạt 60 triệu đô-la lợi nhuận
 từ việc bán gần 400.000 chiếc xe hơi và  xe tải.


Chiếc Buick Model 10 của GM – năm 1908

        Nhưng một lần nữa, những kế hoạch lớn của ông lại kết thúc với một
thảm họa tài chính. Cổ phiếu của GM rớt giá từ 42 đô-la xuống còn 14
đô-la chỉ trong vòng 7 tháng, và  Durant cuối cùng lâm vào cảnh phá
sản. Các chủ ngân hàng lại được triệu tập để bảo lãnh cho công ty, và
vào năm 1920 Durant lại bị buộc từ chức.

       Một điều tốt đẹp phát sinh từ việc này là Alfred Sloan được bổ
nhiệm vào chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị. Sloan, một giám
đốc của Hyatt, đã gia nhập GM sau khi Hyatt bị GM mua lại. Ngay lập
tức, ông bắt đầu thực hiện một cuộc cách mạng cần thiết trong hệ
thống quản trị để tập trung quản lý và kiểm soát ngân sách, hội đồng
quản trị sẽ đưa ra quyết định và ủy thác trách nhiệm thường nhật cho
các bộ  phận thích hợp. Ông cũng tách riêng các chi nhánh ö tư để
chúng có thể tạo những dòng xe hơi đặc trưng phục vụ cho nhu cầu
của các khách hàng khác nhau, những người có thể chuyển từ dòng
sản phẩm này sang dòng sản phẩm khác. Chevrolet trở thành dòng
xe cho số đông công chúng; Cadillac là chuẩn mực cho dòng xe cao
cấp, xa xỉ; Oldsmobile và Buick tạo một dòng khác; và Oakland, sau
này được đổi tên thành Pontiac, tìm được hướng đi riêng trong lĩnh
vực xe trình diễn.

        Năm 1923, Sloan được bổ nhiệm lâm Chủ tịch Hãng GM. Tấm
năm sau, công ty bắt đầu thời kỳ thống trị độc tôn, dẫn đầu thế giới
trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh xe hơi, xe tải. Sloan lãnh đạo
công ty cho đến năm 1956; sau đó trở thành chủ tịch danh dự cho
đến khi qua đời ở tuổi 91 vào năm 1966.

                                                    ***
       General Motors đã thành công khi xe ô tô trở thành một phương
tiện giao thông rất hữu ích trong đời sống. Tổng số xe bán được đạt
mức 25 triệu chiếc trong năm 1940. Tuy nhiên, khi Chiến tranh Thế
giới thứ II nổ ra, các nhà máy của GM được sửa đổi lại để hỗ trợ cho
quân đội Mỹ. Các loại khí tài chiến tranh như máy bay, xe tải, xe
tăng, súng ống, đạn pháo và những vật dụng khác chiếm sản lượng
lớn có giá trị tương đương 12,3 tỉ đô-la được các nhà máy của GM sản
xuất trong suốt những năm sau đó. Khi các hoạt động sản xuất trở lại
bình thường vào năm 1946, nhiều công ty chế  tạo ö tư mới như
Packard, Studebaker và Nash đã xuất hiện như nấm mọc sau mưa.
Tuy nhiên, hầu hết các công ty này đều không tồn tại được lâu.

       Được hỗ trợ những cải tiến về công nghệ như tay lái trợ lực(1) 
thắng trợ lực, cùng với những phát triển về mặt thiết kế (đây là một
trong những yếu tố đã góp phần hình thành nên Corvette), GM ghi
nhận sự  kiện họ  đạt mức lợi nhuận một tỉ đô-la lần đầu tiên vào
những năm 1950. Một thập niên sau đó, họ  đã  sản xuất được tổng
cộng hơn 100 triệu chiếc xe. Công ty cũng đứng đầu trong lĩnh vực
bán các gói phụ tùng xe ö tư vào những năm 1970, dù những đối thủ
cạnh tranh đến từ Nhật Bản như Toyota và Nissan đã lần lượt chiếm
giữ hạng hai và ba. Khi những công ty này lần đầu tiên vượt qua các
công ty ö tư khác của Mỹ  xét trên tổng sản lượng vào năm 1980,
General Motors đã  đáp trả  bằng cách kết hợp. Họ  ký  một bản hợp
đồng cùng sản xuất xe Toyota ở California,  đầu tư lớn vào Isuzu, và
sắp xếp cho Suzuki sản xuất xe hơi nhỏ để bán ở Mỹ.

(1) Là hệ thống lái được thiết kế cơ cấu thủy lực, tạo trợ lực giúp người lái thao tác nhẹ nhàng hơn.

       Mặc dù vậy, trong suốt thập niên 80, thị phần của GM vẫn giảm
từ 44% xuống còn 35%. Họ vẫn là nhà sản xuất ö tư lớn nhất thế giới
với 700.000 nhân công ở 149 nhà máy tại Mỹ, 13 xưởng sản xuất tại
Canada và 29 chi nhánh ở các quốc gia khác. Các khó khăn đã lộ rõ,
nhưng đội ngũ quản lý lỗi thời của công ty không biết làm gì để cải
thiện tình hình. Dù vài ý tưởng của họ tỏ ra hứa hẹn – như dòng xe
Saturn và một chiếc xe chạy điện được gọi là Impact – nhưng các nhà
máy không hiệu quả  bắt đầu gây thiệt hại, những bản thiết kế  xe
thiếu đi sự sáng tạo, chất lượng sản phẩm giảm và kết cục tất yếu là
sự quay lưng của người tiêu dùng.

      GM buộc phải đóng cửa các nhà máy để duy trì việc kinh doanh
có  lãi. Đây là  một thảm họa trong lĩnh vực quan hệ  công chúng, và
Michael Moore đã khai thác rất sâu sắc điều này trong bộ phim “Roger
và tôi” (Roger & me) ra mắt năm 1989. Bộ phim tài liệu rất có giá trị
này theo sát các hoạt động của Chủ tịch GM Roger Smith, đồng thời
cho rằng ông này phải chịu trách nhiệm về các hướng đi sai lầm của
công ty. Được nhà phê bình nổi tiếng Roger Ebert (đã cho bộ phim bốn
sao) gọi là “mối thù hài kịch”, bộ phim đã khiến cho danh tiếng của
GM đi xuống thẫm haåi… như mức doanh thu đang suy sụp của họ.

       Tuy doanh thu của GM vẫn vượt xa các đối thủ gần nhất nhưng
công ty phải gánh chịu những khoản lỗ hàng tỉ đô-la trong các năm
1990 và  1991. Hội đồng quản trị đã  cố  gắng cải thiện tình hình
bằng cách bãi chức chủ tịch, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc và
phó chủ tịch hãng. Jack Smith được chọn lâm người nắm giữ vị trí
cao nhất trong công ty. Đến năm 1995, ông bắt đầu đảo ngược tình
thế. Cùng năm đó, GM ghi dấu mức thu nhập cao nhất trong lịch sử
hoạt động của mình.

       Cuộc bãi công gây nhiều thiệt hại vào năm 1998 và sự cạnh tranh
vô cùng mạnh mẽ của các đối thủ nước ngoài đã khiến thị phần tại Mỹ
của GM giảm xuống còn 27,7% – mức thấp nhất từ  thời Sloan còn
đương nhiệm. Smith từ chức CEO và chỉ tham gia vào hội đồng quản
trị để nhường chỗ cho Wagoner, một người có tài, được đánh giá cao,
đã trải qua nhiều vai trò khác nhau tại GM suốt 23 năm trong khi ông
chỉ mới 47 tuổi. Nhiệm vụ của Wagoner lập tức được xác định rõ: Tiếp
tục cắt giảm chi phí và nhanh chóng nâng cấp các mẫu thiết kế.

       Năm 2004, GM tái định hướng từ dòng xe sedan gia đình sang
các loại xe tải nhẹ để ra mắt vào năm 2006. Dòng xe tải sử dụng công
nghệ hybrid này có mức tiêu hao nhiên liệu giảm 25% so với trước.

       Mùa hè 2005, GM công bố từ năm 2006 sẽ gắn biểu trưng “Mark
of Excellence” lên tất cả các mẫu xe được tiêu thụ ở thị trường Bắc
 Mỹ. Đây là một động thái cho thấy GM đang cố gắn kết chặt chẽ tên
tuổi của mình với hình ảnh của chất lượng. Đồng thời, GM trở thành
nhãn hiệu được ưa thích nhất tại Trung Quốc với các dòng xe
Hummer, Buick Sail, Buick Excellence, Cadillac, Chevrolet, … thông
qua đối tác liên doanh của họ  là  Shanghai GM. Họ  cũng thành lập
một trung tâm nghiên cứu phát triển trị giá  250 triệu đô-la tại
Thượng Hải để phát triển dự án chế tạo những chiếc xe sử dụng công
nghệ hybrid cho tương lai.

       Đầu tháng 05 năm 2008, General Motors chính thức công bố
khoản lỗ lũy tiến khổng lồ lên tới 3,25 tỉ USD chỉ trong 3 tháng đầu
năm 2008. Điều đáng buồn là  một phần lớn số  tiền lỗ  này lại phát
sinh từ chính thị trường Mỹ.

Chiếc Chevrolet Corvette 2009 dự kiến xuất xưởng vào
giữa năm 2008. Chiếc xe này có động cơ V8 tên gọi
LS9 hoàn toàn mới với công suất lên đến 620 mã lực và
tốc độ tối đa theo dự đoán không dưới 320km/h, có thể
tăng tốc từ 0-100km/h trong vòng 3 giây


     Tuy nhiên, General Motors vẫn đang kinh doanh rất tốt tại các
thị trường như châu Âu, châu AÁ và Mỹ La-tinh, nhưng thị trường Hoa
Kỳ tiếp tục lún sâu trong ảm đạm và suy thoái nghiêm trọng. Chỉ tính
riêng tại đây, GM đã lỗ tới 812 triệu USD trong 3 tháng đầu năm khi
chỉ đạt tổng doanh thu 24,5 tỉ USD. Khoản lỗ này gấp gần 4 lần khoản
lỗ mà GM phải gánh chịu cách đây đúng một năm, quý I năm 2007
(GM công bố  khoản lỗ  là  208 triệu USD tại mức doanh thu 28,1 tỉ
USD). 

      Liệu Wagoner có thành công và biến con “khủng long” của thời
đại công nghiệp này thành người chiến thắng trong kỷ  nguyêncông nghệ
đầy biến động này hay không?

     Lịch sử có thể đồng tình với ông, nhưng chỉ thời gian mới có  câu trả  lời
chính xác nhất.


2014 Chevrolet Corvette Stingray Coupe, 2014 Buick Regal, 2014 GMC Sierra Denali, 2015 Cadillac Escalade










Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét