Helen Walton (1920 – 2007) và Sam Walton (1918 – 1992)
Nhưng sự khởi đầu của Wal-Mart cũng có thể đã khiến Walton tự
hỏi không biết mình đã đi đúng con đường sự nghiệp hay chưa. Cũng
đúng vào năm ông động thổ cửa hàng hạ giá Wal-Mart đầu tiên ở
Rogers, Arkansas, thị ba chuỗi cửa hàng lớn khác - là Kmart, Woolco
và Target – cũng khai trương. Và khi Walton khai trương cửa hàng
thứ hai của ông ở gần Harrison, số dưa hấu chứa đầy hai xe tải đang
trưng bày ở dọc vỉa hè đã nổ dưới cái nóng của mùa hè - báo hiệu một
điềm chẳng lành.
Mặc dù vậy, Walton vẫn đứng vững và tầm nhìn của ông đã
chứng tỏ sự thành công rất lâu trước khi ông qua đời vào năm 1992
ở tuổi 74. Vào thời điểm chuyển giao thế kỷ, Wal-Mart đang kinh
doanh mọi thứ có thể bán được trong các siêu thị của mình, từ dụng
cụ và trang phục thể thao cho đến đồ gia dụng và tạp phẩm. Ba loại
siêu thị (cửa hàng hạ giá truyền thống, siêu cửa hàng, và cửa hàng
cho thành viên) đã có mặt ở khắp mọi nơi với khoảng 4.000 địa chỉ
trên tất cả 50 bang của Mỹ và 9 quốc gia trên thế giới từ Canada cho
đến Trung Quốc cùng với một website còn mới mẻ nhưng ẩn chứa
tiềm năng to lớn. Sự kết hợp vững chắc này đã đưa Wal-Mart trở
thành công ty bán lẻ số một thế giới.
Dù có một vài người chỉ trích rằng Wal-Mart đang tiêu diệt những
siêu thị quy mô nhỏ, nhưng họ đã làm được rất nhiều điều để giúp đỡ
những người dân địa phương và các nhân viên. Và dù mọi chuyện có
đi theo chiều hướng nào, thị Wal-Mart cũng đã thay đổi bộ mặt của
ngành kinh doanh bán lẻ.
***
Dường như sứ mệnh của Samuel Moore Walton là tạo ra những
điều vĩ đại. Là con trai của một nhà môi giới cầm cố trang trại, ông là
hướng đạo sinh cấp Đại bàng (Eagle) trẻ nhất trong lịch sử vùng
Missouri. Ông cũng là chủ tịch hội học sinh khi còn học trung học,
đồng thời là tiền vệ trong đội bóng bầu dục vô địch của bang. Khi còn
là một cậu bé, ông đã từng mơ ước trở thành tổng thống Mỹ. Đến khi
trưởng thành, ông muốn có bằng cử nhân quản trị kinh doanh từ ngôi
trường Wharton danh tiếng. Tuy nhiên, những khó khăn về mặt tài
chính đã buộc ông phải suy nghĩ lại, và ba ngày sau khi tốt nghiệp
Đại học Missouri vào năm 1940, ông đã chấp nhận vị trí thực tập
quản lý tại cửa hàng J.C. Penney ở Des Moines, Iowa.
Công việc này rất vất vả và lương chỉ khoảng 75 đô-la một tháng,
nhưng thách thức và tiềm năng đã thuyết phục Walton ngay từ đầu
rằng kinh doanh thương mại nói chung và kinh doanh bán lẻ nói
riêng chính là con đường tương lai của ông. Thậm chí, ông còn thấy
tự tin hơn khi người sáng lập ra chuỗi cửa hàng, James Cash Penney,
một ngày nổ đã ghế ngang chỗ ông làm việc và đích thân dạy châng
trai trẻ cách buộc một gói hàng sao cho tiết kiệm dây và giấy gói
nhất. Cả hai bài học về một ban quản lý không chỉ biết chỉ tay năm
ngón, và tinh thần tiết kiệm trong tập thể đã gây ấn tượng lớn đối với
Walton. Những bài học này theo ông suốt đời.
Walton rời bỏ thế giới kinh doanh trong một thời gian ngắn vì
phải làm nghĩa vụ trong quân ngũ. Sau khi xuất ngũ vào năm 1945,
ông mua lại cửa hàng tạp phẩm Ben Franklin ở Newport, Arkansas.
(Sau này ông nói rằng mình muốn mở một cửa hàng ở St. Louis,
nhưng Helen vợ ông không chịu dời đến một thị trấn có hơn 10.000
dân). Walton nhanh chóng trở thành một thương gia tuyệt vời của thị
trấn nhỏ này, đáp ứng được những sở thích và nhu cầu đặc biệt của
những người dân địa phương. Cùng lúc đó, ông bắt đầu tìm kiếm
những nguồn hàng trong vùng có giá rẻ hơn. Sau khi làm việc cả
ngày ở cửa hàng, ông buộc một chiếc xe rú-moóc vào ö tư và lái xuyên
qua địa phận bang Tennessee và Missouri để tìm kiếm những sản
phẩm mà khách hàng của ông mong muốn. Sau đó ông bán chúng với
giá rẻ nhất có thể, và nhanh chóng bán sạch hàng hóa của mình.
Dĩ nhiên Walton đã nhận thức được sự cần thiết của việc hạ giá:
bằng cách giảm giá, doanh số và lợi nhuận đã tăng vụt. Những người
ở Ben Franklin không thích điều này, nhưng khách hàng thị chắc
chắn là có. Chỉ trong vòng chưa đến 5 năm, cửa hàng của Walton đã
là một thành quả tuyệt vời. Tuy nhiên, người chủ mặt bằng nơi
Walton thuê đã từ chối ký tiếp hợp đồng vị tin rằng đó là nơi lý tưởng
cho công việc kinh doanh của con trai ông ta. Lúc này, Walton buộc
phải bán xới tất cả và bắt đầu lại từ đầu ở một nơi khác. Ông đến thị
trấn Bentonville - một thị trấn còn nhỏ bé hơn thị trấn trước - bởi nơi
đây tạo cơ hội cho ông tiếp cận mùa đi săn của cả bốn bang.
Trong khoảng thời gian này, ông đọc được về hai cửa hàng “tự
phục vụ” giảm giá ở Minnesota, và sau khi ghé thăm những nơi đó,
ông đã quyết định rằng cửa hàng mới của ông ở Bentonville cũng sẽ
có những kệ hàng hóa với quầy thu ngân ở phía trước. Ông gọi nó là
cửa hàng Five and Dime của Walton, và tung ra những đợt khuyến
mãi đặc biệt, ví dụ như một tá kẹp áo chỉ có giá 9 xu. Khách hàng hồ
hởi kéo đến từ ngày đầu tiên khai trương và không hề có dấu hiệu sẽ
giảm trong những ngày kế tiếp.
Vào năm 1960, Walter và em trai mình, James L. “Bud” Walton,
đã sở hữu 15 cửa hàng như vậy, kiếm được 1,4 triệu đô-la tổng doanh
thu hàng năm. Nhưng Sam - như Walton vẫn thích được gọi như vậy
– vẫn chưa thỏa mãn và bắt đầu xem xét những cách thức mới để mở
rộng mô hình kinh doanh. Ông nhận thấy có một trong số những cửa
hàng hạ giá bất ngờ nổi lên trong khu vực nội thành bằng cách bán
nhiều loại hàng hóa với giá rẻ hơn tất cả các đối thủ cạnh tranh khác.
Khi một trong số đó bắt đầu mở rộng đến nơi ông sinh sống ở
Arkansas, Walton biết rằng mình phải hành động ngay. Và vào ngày
2 tháng 7 năm 1962 – ở tuổi 44 – ông cho khai trương cửa hàng Wal-
Mart số 1 ở Rogers.
Mọi người đều cho rằng giấc mơ đem loại hình bán hàng hạ giá
đến những thị trấn nhỏ, hẻo lánh của ông là điên rồ. Ông và Helen
buộc phải cùng ký vào tất cả các giấy vay tiền, thế chấp căn nhà và
tài sản của họ để bảo đảm. Nhưng ý tưởng này rất được ưa chuộng.
Trong vòng 5 năm, ông đã có 19 cửa hàng như vậy, bao gồm cả cửa
hàng cũ ở Newport (nơi mà cửa hàng Ben Franklin của con trai ông
chủ cho thuê mặt bằng dạo ấy đã đóng cửa). Trong thời gian đó,
Kmart cũng mở 250 cửa hàng, nhưng họ kiên quyết bỏ qua những thịtrấn
với dân số ít hơn 50.000 người, tạo cơ hội cho Wal-Mart thoải
mái khai thác khu vực của mình.
Walton tập trung áp dụng những gì ông đã học được trong suốt
hai thập niên qua. Mỗi cửa hàng đều phục vụ sở thích của người dân
địa phương và đề cao những loại hàng hóa sản xuất trong vùng. Tất cả
đều tôn vinh các thành tựu của thành phố quê hương và hỗ trợ các hội
từ thiện lên cận. Các nhân viên được gọi là “cộng tác viên” và được đề
nghị các kế hoạch chia sẻ lợi nhuận rất hào phóng. Những người mua
hàng được tiếp đón nồng hậu mỗi khi ghế đến cửa hàng. Kiến trúc xây
dựng được xếp thứ yếu; sự đa dạng của hàng hóa là điều quan trọng
nhất. Và nhất là, giá cả ở các cửa hàng này hầu như không thể thấp
hơn được nữa. Đó là mô hình đã giúp Wal-Mart trở nên ngày càng
thịnh vượng.
Vào năm 1970, Wal-Mart được cổ phần hóa. Lợi nhuận ngày
càng tăng đã thúc đẩy sự phát triển của công ty sang một giai đoạn
mới. Họ đã bỏ tiền xây dựng một hệ thống tự phân loại và phân phối,
mang hàng hóa đến cho những núi xa xôi hẻo lánh mà các nhà cung
cấp truyền thống không thể đến được. Công ty cũng làm cho những
người sáng lập ra nó trở nên vô cùng giàu có. Giống như ông chủ cũ
James Cash Penney, Walton cố gắng đến thăm mỗi cửa hàng ít nhất
một lần trong năm. Và ngay cả khi ông đã mua cả một chiếc phi cơ
riêng để tự lái đi thăm khắp hệ thống Wal-Mart, ông vẫn lái chiếc xe
chở hàng Ford quanh thị trấn Bentonville, bởi như ông nói: “Tôi nên
chở những con chó của tôi đi lòng vòng bằng gì đây, một chiếc Rolls-
Royce cũ ?”.
***
Vào thập niên 80, Wal-Mart bắt đầu thực hiện việc vi tính hóa
khâu bán hàng và kho hàng, khiến công việc ngày càng hiệu quả. Họ
đã trở thành một nỗi ghen tị của nền công nghiệp bán lẻ. Mặc dù vậy,
Walton vẫn bám sát từng khía cạnh trong hoạt động kinh doanh của
công ty. Ông vẫn đội chiếc nón Wal-Mart, đeo bảng tên và đi từ cửa
hàng này sang cửa hàng khác, khích lệ các cộng tác viên với bài cổ vũ
nổi tiếng của mình (Cho tôi chữ W… Cho tôi chữ A…), hỏi han họ
về giá cả cũng như phần trăm doanh thu. Nếu một đối thủ cạnh tranh
khai trương một cửa hàng gần đó, ông liền bỏ chiếc nón và bảng tên
ra, và đi kiểm tra cửa hàng này ngay. Thông thường, ông thường
chiêu đãi các nhân viên một giờ ăn trưa. Thậm chủ có lần ông còn đem
theo rất nhiều bánh rấn đến trung tâm phân phối của công ty vào lúc
2 giờ 30 sáng để chiêu đãi những công nhân ca đêm ở bãi chất hàng.
Ngày 05/04/1992, Sam Walton nhận Huân chương
Tự do của Tổng thống – phần thưởng cao quý nhất
của Nhà nước Mỹ dành cho công dân Mỹ
Walton được xem là người giàu nhất nước Mỹ lần đầu tiên vào năm
1985. Tuy nhiên, ông ghét danh hiệu đó đến nỗi ông đã chia hàng tỷ
đô-la cho các thành viên trong gia đình. Thứ duy nhất có thể khuất phục
tinh thần làm việc không biết mệt mỗi của ông là căn bệnh ung thư xương.
Nó đã thật sự khiến ông gục ngã, chỉ một tháng sau khi Tổng thống
Bush cha trao tặng ông Huân chương Tự do của Tổng thống. Bush đã
gọi ông là “một người Mỹ tiêu biểu cho tinh thần doanh nhân và là
mẫu mực cho giấc mơ Mỹ”.
David Glass thay vị trí của Sam Walton lâm Chủ tịch Hội đồng
quản trị vào đầu năm 2000, Glass đã mang đến một nguồn năng
lượng mới cho công ty thông qua việc bổ sung thêm hàng trăm siêu
cửa hàng (kết hợp cửa hàng tạp phẩm với cửa hàng hạ giá). Ông cũng
mở rộng khái niệm cửa hàng chỉ dành riêng cho thành viên câu lạc
bộ Sam từ năm 1983. Ông củng cố vị trí thứ hai trong danh sách
Fortune 500 của Wal-Mart bằng cách mở rộng hoạt động kinh doanh
ra nước ngoài. Wal-Mart hiện là công ty bán lẻ hàng đầu ở Canada và
Mexico, cũng như ở Mỹ.
Cửa hàng 5 xu – 1 hào đầu tiên của
đôi vợ chồng Walton tại Bentonvi
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét