17
TẬP ĐOÀN RCA
Chiếc “gương thần” của Thế kỷ 20
Trong phút chốc sau khi con tàu huyền thoại Titanic va phải núi
băng trôi và chòm ở Đại Tây Dương vào đêm 14 tháng 04 năm 1912,
một người điều khiển radio 21 tuổi cùng công ty điện báo Marconi
Wireless đã bắt được tín hiệu báo nguy của tàu trong một văn phòng ở
Manhattan, New York. Chàng trai nhập cư người Nga tên là David
Sarnoff này vẫn ở nguyên tại chỗ của mình trên tầng cao nhất của
trung tâm thương mại Wanamaker trong 72 giờ sau đó để tiếp âm
những bản báo cáo ngày càng bi thảm từ “vùng biển chết” đến những
người khác thông qua mạng lưới của mình. Đương nhiên anh không
thể ngăn việc chiếc tàu bị chìm, và anh ước gì mình có thể nhanh chóng
truyền những thông tin này cho phần còn lại của thế giới.
Những năm sau đó, khi Sarnoff được thăng chức vài bậc ở
Marconi, anh vẫn không thể ngừng suy nghĩ về cách có thể truyền
trực tiếp những thông tin như vậy đến công chúng. Ý tưởng đó cuối
cùng trở thành sự thật vào năm 1916 với một bộ thu sống được bán
rộng rãi nhằm mục đích thương mại, với cái tên do chính anh đặt là
“hộp nhạc radio”(1). Sarnoff nghĩ rằng thiết bị này có thể phát đi các
bài hất cũng như tin tức và các chương trình khác. Hầu hết mọi người
không thể chấp nhận được việc những nốt nhạc và giọng nói được
phát thẳng vào nhà họ, vì vậy người ta phải mất vài năm mới quen
dần với sản phẩm này.
Và rồi, họ đã chấp nhận và Radio Corporation of America (RCA)
ra đời. Sarnoff trở thành một phần không thể thiếu của tập đoàn này
cho đến hết cuộc đời ông. Trong suốt thời gian đó, RCA đã trở thành
một tập đoàn giải trí khổng lồ và hỗ trợ cho hai cuộc chiến tranh thế
giới, tiên phong trong việc phát thanh các sự kiện trực tiếp, tạo
những trang thiết bị có thể nhận và phát sóng, chế tạo máy hát và
sản xuất phim ảnh, thành lập mạng lưới NBC, xây dựng Trung tâm
Rockefeller và Radio City Music Hall ở New York, giới thiệu truyền
hình đến công chúng, tạo một tiêu chuẩn cho ti-vi màu và sản xuất
ra những chiếc ti-vi đầu tiên để cho thuê, và thậm chí còn truyền cả
những hình ảnh của các chuyến du hành không gian đến từng hộ gia
đình ở Mỹ.
![]() |
David Sarnoff (1891 – 1971)
|
Kể từ khi Sarnoff mất vào năm 1971,
RCA thừa nhận rằng họ phải
trải qua những giai đoạn khó khăn nhất. Nhưngbất chấp sự cạnh
tranh đã tác động sâu
sắc đến vị thế vững chắc một thời của họ
trong lĩnh vực radio và truyền hình, đồng
thời chấp nhận phải chia sẻ
doanh thucho một công ty của Pháp đã góp phầntạo dựng ra nó trước
đó bẫy thập kỷ -công ty vẫn là một sức mạnh đáng kể
trong lĩnh vực điện tử, và là công ty mà hầu hết các khách hàng vẫn
còn biết đến và tin tưởng.
***
RCA được thành lập bởi Thomas Edison và Elihu Thomson, một
giáo viên hóa học ở trường Trung học Philadelphia’s Central. Thomson
rất đam mê nghiên cứu lĩnh vực điện tử và đã cùng mở công ty với một
đồng nghiệp là Edwin Houston để theo đuổi sở thích của mình, cùng
lúc Edison đang hình thành nên công ty Edison General Electric ở
New Jersey. Năm 1892, công ty này sáp nhập với công ty Edison
General để tạo nên General Electric. Những người đứng đầu công ty
Thomson-Houston sau đó đã quay trở lại Pháp, nơi họ thành lập một
công ty mới với một mục đích tương tự.
Cũng lúc đó, Guglielmo Marconi đang trong quá trình nghiên
cứu phát triển chiếc máy phát không dây đầu tiên của ông. Thiết bị
tiên phong của vị kỹ sư điện tử này đã nhanh chóng dẫn đến sự ra
đời của Marconi Wireless, sau đó công ty mở chi nhánh ở Mỹ vào
năm 1899 và là công ty duy nhất có thể gởi tín hiệu radio vượt Đại
Tây Dương trong suốt hai thập niên sau đó. Chiến tranh Thế giới
thứ I nổ ra, phụ tá Bộ trưởng Hải quân Mỹ Franklin D. Roosevelt
nhận định rằng một cải tiến công nghệ như vậy nên thuộc về nước
Mỹ và nhờ General Electric giúp đỡ. Năm 1919, GE đáp lại bằng
việc thành lập Radio Corporation of America, mà sau đó có quyền
sở hữu American Marconi và bắt đầu tiếp thị cho những thiết bị mà
họ sản xuất.
Chỉ có 5.000 chiếc radio trong các hộ gia đình ở Mỹ khi RCA mới
được thành lập, và chỉ có công ty Westinghouse là đang phát sóng
cho mục đích thương mại. Tuy nhiên, tất cả những điều đó đã nhanh
chóng thay đổi. David Sarnoff, sau khi chuyển từ Marconi sang RCA,
đã thúc đẩy ngành công nghiệp mới này vào năm 1921 với việc phát
thanh chương trình thể thao trực tiếp đầu tiên: trận vô địch quyền
Anh hạng nặng giữa Jack Dempsey và Georges Carpentier, thu hút
300.000 thính giả. Chương trình bóng chày World Series được phát
thanh lần đầu tiên sau đó vài tháng, và các trạm bắt đầu xuất hiện
khắp Hoa Kỳ để phục vụ cho nhu cầu mới phát sinh của công chúng.
Vào năm 1924, hơn 2,5 triệu máy radio được sử dụng, và hầu hết là
do RCA chế tạo. Khi Charles Lindbergh thực hiện chuyến bay lịch sử
băng qua Đại Tây Dương vào năm 1927, khoảng 6 triệu máy radio
được bật lên để nghe trực tiếp tin tức này.
Thấy được tiềm năng lớn lao của radio, Sarnoff đã mua lại công
ty WEAF ở New York và biến nó trở thành trạm mốc cho một mạng
lưới mới trên toàn quốc, và đặt tên là Công ty Truyền thanh Quốc
gia(1). NBC nhanh chóng mở rộng ra thêm 25 trạm thành viên trải dọc
theo chiều dài nước Mỹ. Buổi phát quan trọng đầu tiên của đài này là
trận bóng bầu dục Rose Bowl vào ngày đầu tiên của năm mới 1927.
Cũng giống như trận quyền Anh được phát thanh trước đó, họ đã gặt
hái được thành công to lớn và làm radio trở nên phổ biến một cách
nhanh chóng. RCA sau đó mua lại Victor Talking Machine và bắt đầu
chế tạo máy hát có radio. Cùng với những tài sản khác, công ty mới
RCA Victor cũng gây được sự chú ý qua việc mua lại thương hiệu
chương trình “His Master’s Voice” của Nipper the Fox Terrier. Những
năm sau đó, mẫu quảng cáo này và các sản phẩm khác của công ty
trở nên rất nổi tiếng.
Cuộc suy thoái của thị trường chứng khoán năm 1929 đã giáng
một đòn mạnh vào RCA khi người tiêu dùng không còn mua những
hàng hóa xa xỉ như máy radio nữa. Không nản lòng, Sarnoff nâng cao
năng suất sản xuất và – tận dụng những nhân tài của NBC – cùng với
những nhà hát tạp kỹ thành lập xưởng phim RKO. Ông bắt đầu xây
dựng Trung tâm Rockefeller và Radio City ở New York, nơi mà sau này
RCA và NBC đã tận dụng làm trụ sở chính. Ông cũng hướng công ty
đến một chân trời mới bằng việc thuê kỹ sư Vladimir Zworykin phát
triển một thiết bị còn cao cấp hơn cả radio về mặt công nghệ: ti-vi.
Sarnoff đã đoán trước triển vọng của ti-vi từ năm 1920, và những
hình ảnh thư đã được phát đi cùng thời gian mà RCA bắt đầu tham
gia vào cuộc chơi. Zworykin, một trong những nhà tiên phong của
lĩnh vực này, đã nói với Sarnoff rằng ông cần 18 tháng cùng với
100.000 đô-la để phát triển một thiết bị có thể bán chạy được. Nhưng
cuối cùng dự án này đã tốn đến 10 năm và 50 triệu đô-la, nhưng nhờ
đó cả hai mới có thể khánh thành đài truyền hình RCA tại Hội chợ
Thế giới New York năm 1939. Tổng thống Franklin D. Roosevelt,
người đã góp phần trong việc hình thành nên RCA và cũng là giọng
nói quen thuộc trên đài NBC, trở thành người đứng đầu quốc gia đầu
tiên xuất hiện trên phương tiện thông tin đại chúng mới mẻ này khi
những lời mở đầu chương trình của ông được phát đi cùng hình ảnh.
Việc phát triển ti-vi theo chiều hướng thương mại bị ngưng trệ khi
nước Mỹ tham gia vào Chiến tranh Thế giới lần thứ II và RCA chuyển
sang sản xuất kíp bom, máy dò mìn, và thậm chí là sản xuất các
chương trình giải trí cho quân đội. “Tất cả nhà máy và nhân công của
công ty đang sẵn sàng và phục vụ Ngài ngay lập tức”, Sarnoff đã viết cho
Tổng thống như vậy. Ngay khi chiến tranh vừa kết thúc, ông liền quay
trở lại sản xuất ti-vi và giới thiệu chiếc ti-vi 10 inch với giá 375 đô-la
vào năm 1946. Năm kế tiếp, khi NBC bắt đầu chuyển từ radio sang
truyền hình thị Sarnoff trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị RCA.
![]() |
Ti-vi RCA - 8TS30 năm 1948
|
Ti-vi đã phát triển trong
suốt những năm 1950, và cả
RCA và NBC đều thu được lợi
nhuận từ phương tiện thông tin
đại chúng này. Họ cũng lợi
dụng xu hướng chuyển sang
TV màu đang nảy nở bằng cách
tung ra quân át chủ bài CBS, hệ
thống đầu tiên thực hiện được điều đó, và giới thiệu công nghệ đã
được thông qua làm chuẩn cho ngành công nghiệp. Vài tháng sau khi
NBC phát hình chương trình màu trực tiếp đầu tiên – giải vô địch
Roses Parade năm 1954 – chiếc ti-vi màu đầu tiên của RCA ra đời.
Mẫu ti-vi 12 inch được bán với giá 1.000 đô-la, nhưng nhu cầu của
người tiêu dùng vẫn rất mạnh mẽ. Chỉ trong vòng 5 năm, nửa triệu
chiếc ti-vi như vậy đã được bán ra, và chương trình Bonanza của đài
NBC, chương trình truyền hình được ưa thích nhất, được phát hình
có màu. Năm 1962, hai phần ba số ti-vi đã “có màu”.
Năm 1970, truyền hình có mặt ở khắp nơi và ti-vi màu đã trở nên
phổ biến. RCA thu hút công chúng xem đài bằng việc phát sóng
chuyến du hành vào không gian của Mỹ đến từng hộ gia đình, nơi
hàng triệu cặp mắt đang dán vào màn hình ti-vi. Những bước cải tiến
công nghệ của họ cũng bao gồm cả dự án kinh doanh chung với người
bạn cũ Thomson ở Pháp để sản xuất ti-vi màu kiểu mới. RCA đã thay
đổi hoàn toàn trong suốt những năm sau đó, khi ngọn đuốc dẫn
đường của công ty là David Sarnoff qua đời ở tuổi 80.
***
Sự tiến bộ của các sản phẩm vẫn được tiếp tục trong những năm
1970, như dòng ti-vi ColorTrak và máy quay hình dùng cho gia đình
có thể quay đến 4 giờ. RCA cũng đánh dấu một phần tư thế kỷ hoạt
động trong ngành truyền hình màu vào năm 1979 bằng chiếc ti-vi
màu thứ 100 triệu của họ. Cũng vào thời điểm này, RCA trở thành
một hãng của Pháp được gọi là Thomson SA. Operated như là một
công ty chính với hơn 115 công ty con. Hơn phân nửa doanh thu của
họ là từ hoạt động kinh doanh sản phẩm công nghệ cao.
General Electric đã mua lại RCA (bao gồm cả NBC) vào năm 1986
với số tiền 6,4 tỉ đô-la và đó là vụ sáp nhập công ty lớn nhất trong
ngành công nghiệp này tại thời điểm đó. Tuy nhiên, nhiều tài sản mà
RCA tạo ra không còn phù hợp với hướng kinh doanh chính của GE và
trong năm tiếp sau đó, họ đã bán RCA và Bộ phận kinh doanh hàng
điện tử gia dụng GE cho Thomson. Công ty Pháp này đã thành lập
công ty con Thomson Consumer Electronics để điều hành các công
việc kinh doanh đó. Vào đầu những năm 1990, họ xây dựng một trụ
sở chính ở Mỹ tại Indianapolis và đổi tên bộ phận này thành Thomson
Multimedia vào năm 1995.
Thị phần ti-vi đang xuống của RCA ở Bắc Mỹ đã khởi sắc đôi chút
dưới quyền sở hữu mới. Công ty cũng giới thiệu dòng sản phẩm âm
thanh nhằm đón đầu thị hiếu người tiêu dùng khi đĩa nhạc compact
ngày càng được ưa chuộng. Vào giữa những năm 1990, họ là công ty
đứng thứ hai thế giới sau Sony trong lĩnh vực này. Những sản phẩm
khác như ti-vi 56 inch, máy quay phim cao cấp và ti-vi hình ảnh có
độ nét cao cũng được ra mắt.
Bất kể sự đổi mới và di sản được kế thừa, Thomson Multimedia đã
phải vật lộn ngay từ đầu. Tuy nhiên, khi bước sang thế kỷ mới, mọi
việc dường như đã thay đổi. Vào năm 1999, các hoạt động kinh doanh
trên thị trường Mỹ– mà doanh số chủ yếu là từ RCA và GE – đã đem
lại 224 triệu đô-la lợi nhuận, tăng đến 1.400% so với năm trước đó.
Nhân tố chính mang đến thành công này là sự ra mắt phù hợp của các
dòng sản phẩm mới sau những năm ûá đọng, và ban lãnh đạo của RCA
đã làm sống lại tinh thần tiên phong đã từng giúp họ thống trị trong
lĩnh vực của mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét