42
TẬP ĐOÀN MỸ PHẨM
AVON
Môi trường làm việc lý tưởng cho phụ nữ năng động
• Người sáng lập: David McConnell và bà P.F.E. Albee
• Logo:
• Logo:
• Vị trí trong nền kinh
tế mỹ: Hạng 283 (Fortune 500 – năm 2007)
• Nét đặc trưng: Tạo ra một trong những môi trường làm việc
thân thiện đầu tiên dành cho phụ nữ
thân thiện đầu tiên dành cho phụ nữ
• Sản phẩm chính: Sản phẩm chăm sóc sắc đẹp, nước hoa, nữ
trang đá quý và đồ phụ kiện thời trang
trang đá quý và đồ phụ kiện thời trang
• Doanh thu: 8,8 tỉ đô-la (năm 2007)
• Lợi nhuận: 477 triệu đô-la (năm 2007)
• Số nhân viên: 45.000 người
• Đối thủ chính: L’Oreal, Mary Kay, Revlon
• Chủ tịch kiêm CEO: Andrea Jung
• Trụ sở chính: New York, N.Y
• Năm thành lập: 1886
• Website: www.avon.com
• Lợi nhuận: 477 triệu đô-la (năm 2007)
• Số nhân viên: 45.000 người
• Đối thủ chính: L’Oreal, Mary Kay, Revlon
• Chủ tịch kiêm CEO: Andrea Jung
• Trụ sở chính: New York, N.Y
• Năm thành lập: 1886
• Website: www.avon.com
Không có nhiều slogan dễ nhận biết như câu chào ngay nơi bậc
cửa rất vui vẻ, đầy mời gọi của Avon (chú ý dấu chấm “!” luôn có ở cuối
câu). Bản thân câu slogan này ngay lập tức cho bạn biết tên tuổi của
họ: AVON. Thực sự, Avon đã tạo nên dấu ấn của mình bằng chiến lược
bán lẻ tận nhà các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp ở Mỹ vào thế kỷ19. Tuy
sở thích khách hàng thay đổi theo thời gian tạo nên những biến chuyển
quan trọng, nhưng phương châm hoạt động và chiến lược cơ bản của
Avon vẫn không thay đổi. Ngày nay họ có hơn 4,4 triệu đại diện bán
hàng làm công việc nhấn chuông cửa từng nhà để bán các loại sản
phẩm của Avon… Nét mới bạn có thể thấy là các đại diện của Avon
ngày nay còn “tác nghiệp” ngay trong văn phòng của mình, trong các
nhà máy và cả trong gia đình mình.
Tuy nhiên, sức ảnh hưởng của công ty được quyết định bằng việc
họ là ai – hơn là cách họ làm việc thế nào và ở đâu. Avon, không giống
hầu hết các công ty cùng ngành, ngay từ đầu đã là một công ty của
phụ nữ. Hơn ba mươi năm trước khi phụ nữ được công nhận có quyền
bầu cử, Avon đã mang đến cho phụ nữ Mỹ một trong những cơ hội
thực sự đầu tiên để có thể độc lập về mặt kinh tế. Kể từ đó, hơn 40
triệu người (riêng ở Mỹ có 25 triệu) đã nhận được cơ hội ấy. Nhiều
người còn nắm lấy cơ hội này để bước lên những vị trí quản lý cao cấp
không phân biệt giới tính của Avon. Ngày nay, nữ giới chiếm 80% các
vị trí lãnh đạo của Avon (nhiều hơn bất cứ công ty nào trong Fortune
500) và 47% từ vị trí phó chủ tịch trở lên và 54% trong hội đồng quản
trị công ty (6/11 thành viên). Tại Việt Nam, Tổng giám đốc Avon cũng
là một phụ nữ, bà Kelly Harte.
Hơn thế nữa, kết hợp với Cục Quản lý Doanh nghiệp Nhỏ của Mỹ,
Giải thưởng Những người phụ nữ của Công ty được Avon tài trợ dành
cho năm nữ doanh nhân xuất sắc hàng năm ra đời kể từ năm 1987.
Cùng với những sáng kiến khác về thể thao, công ty đã tài trợ cho Triển
lãm Olympic Phụ nữ trong mùa thi đấu năm 1996 để mang đến cho
mọi người một cái nhìn hiếm hoi về một thế kỷ của những thành tựu
thể thao. Kể từ đầu những năm 1990, công ty bắt đầu tập trung vào
những vấn đề liên quan đến sức khỏe nhân viên cũng như khách hàng
chính, thực hiện Cuộc vận động Avon Tìm hiểu về Bệnh Ung thư vú (đã
vận động được 25 triệu đô-la để ủng hộ giáo dục và dịch vụ giúp phát
hiện căn bệnh này một cách sớm nhất) và Quỹ Thế giới Avon vì Sức
khỏe của Phụ nữ (quyên góp được hơn 45 triệu đô-la cho vô số những
vấn đề liên quan trên toàn thế giới).
Nếu hỏi bất cứ phụ nữ nào tại những nơi có sự hiện diện của Avon, họ sẽ cho bạn biết
rằng họ thích Avon vì các sản phẩm của hãng này làm tăng vẻ đẹp, cải thiện sức khỏe và
tinh thần cho họ
|
***
Avon ra đời vào năm 1886, khi David McConnell, một người bán
hàng lưu động, muốn tìm một loại hàng hóa mà người mua sử dụng
thường xuyên và mau đổi thứ mới; và, nước hoa dường như là lựa
chọn tốt nhất lúc bấy giờ. Nghĩ là làm, ông tiến hành pha chế từ gian
bếp của mình và bộ sưu tập đầu tiên ra đời với tên gọi Nước hoa Little
Dot. Công ty Nước hoa California được thành lập ngay sau đó và bắt
đầu gia nhập thị trường. Mọi việc diễn ra đúng như phán đoán của
McConnell, hàng bán rất chạy và ông đẩy mạnh kinh doanh với các
loại dầu cù là, dầu gội đầu, kem đánh răng và thậm chí một thứ gọi
là “kẹo thơm rùng miệng”.
Để đáp ứng nhu cầu khách hàng, McConnell dần dần ở nhà nhiều
hơn để chế tạo ra những sản phẩm mới. Nhưng việc này lại khiến ông
không còn thời gian để ra ngoài
bán hàng trực tiếp, vì vậy, ông thuê bà P.F.E. Albee ở Winchester,
N.H. để giải quyết khâu phân phối sản phẩm. Albee nhận thấy đây là
một công việc hiển nhiên có lợi và đã trở thành người phụ nữ đầu
tiên của Avon. Nhưng bà không phải một mình lo nhiệm vụ bán
hàng lâu: bước vào thế kỷ 20, kỹ năng của bà và tài điều chế sản
phẩm của McConnell đã khiến việc kinh doanh phát triển đến
mức cần có một lượng nhân viên bán hàng lên đến 5.000 người. Vào
lúc đó, họ cũng bắt đầu có những cam kết rõ ràng về sự trung thực
và công bằng cho công nhân cũng như người tiêu dùng. Đây là một
hành động đi trước thời đại của McConnell-Albee.
David McConnell (1858 – 1937 |
Trong quá trình hợp tác, mọi thứ đều trôi chảy. Lượng khách hàng
ngày càng tăng – họ thích thú đón nhận những loại nước hoa mới –
như American Ideal năm 1907, Jardin d’Amour năm 1926, và Topaz
năm 1935 – ngay khi chúng vừa được tung ra thị trường. Những
quảng cáo được hỗ trợ bằng sức quyến rũ từ đội quân bán hàng vui vẻ,
thân thiện và một tập brochure hấp dẫn đầy những món xa xỉ nhưng
mọi người đều có khả năng mua được. Cách tiếp cận không quá sôi nổi
nhưng chân thành của họ có được là do “tinh thần Avon” phát sinh từ
New York, nơi mà mọi người ở trụ sở chính đều duy trì hoạt động kinh
doanh trên một nền tảng vô cùng vững chắc. Việc này giúp hình thành
nên một tổ chức luôn được khen ngợi về sự nồng nhiệt và rộng rãi đối
với nhân viên, khách hàng và những người có liên quan đến hoạt động
của công ty. Năm 1939, công ty đổi tên thành Avon. Nhờ cách bán
hàng “từ cá nhân đến cá nhân” nên họ luôn là nhà vô địch về doanh
số bán trong ngành lúc bấy giờ.
Khi cậu học sinh vừa tốt nghiệp trung học Dave Mitchell đến
phỏng vấn xin việc tại chi nhánh phân phối ở Pasadena, California, cậu
ta thích nơi này ngay lập tức. Mitchell chấp nhận làm thủ thư với mức
lương 35 đô-la/tuần cho dù nhiều nơi đề nghị cậu mức lương cao hơn.
Cậu đã dồn hết tâm sức nghiên cứu phương thức kinh doanh mới mẻ
của Avon và đã kinh qua các công việc quản lý, sản xuất, tiếp thị đến
từng nhà tại nhiều thành phố của New England trước khi đặt chân vào
trụ sở chính của Avon tại New York. Năm 1977, Mitchell giữ vị trí cao
nhất trong công ty và ngay lập tức hoạch định một tương lai cho Avon.
Mitchell nắm quyền quản lý lực lượng bán hàng lên đến con số
1,3 triệu người, trong đó có 5.000 phụ nữ. Năm 1979, ông mở rộng
nguồn lợi họ có thể đem lại bằng cách mua công ty vàng bạc đá quý
nổi tiếng thế giới Tiffany & Co., và cam kết điều hành Tiffany như một
công ty độc lập. Có một vài nghi ngờ về hiệu quả của thương vụ này
nhưng Mitchell đã đặt chiến lược đa dạng hóa của mình vào bộ phận
thời trang Avon vừa được đưa vào hoạt động trước đó. Việc kinh
doanh chủ yếu dựa vào danh mục đơn đặt hàng qua đường bưu điện
hơn là những người bán hàng tận nhà, và tỏ ra có hiệu quả. Avon
nhanh chóng sử dụng phương thức này để giới thiệu và bán y phục
nam và quần áo trẻ em. Công ty cũng tăng cường kinh doanh ở mảng
nữ trang thuộc Tiffany và thậm chủ họ còn tham gia vào thị trường
chăm sóc sức khỏe, mua một công ty sản xuất dược phẩm và các thiết
bị chẩn đoán y khoa.
Mitchell cũng hiểu rằng nhu cầu và nguyện vọng của khách
hàng luôn luôn thay đổi và nhân viên bán hàng của ông cần có những
thay đổi cho phù hợp. Ông tăng cường cơ hội thăng tiến nội bộ để giữ
nhân viên. Bước đi này cuối cùng đã đưa một người phụ nữ lên vị trí
cao nhất của công ty. Ông còn tổ chức những chương trình ngoại
khóa khác như Giải Việt dã Quốc tế Avon – người ta nói rằng chính
sáng kiến này đã làm cho Ủy ban Olympic Quốc tế đưa giải marathon
nữ vào hệ thống các môn thi đấu vào kỳ Olympic năm 1984 – và cam
kết đóng góp 500.000 đô-la cho Quỹ Phòng chống Ung thư Sloan-
Kettering.
Nhưng những người kế nhiệm ông sau đó đã không đi theo con
đường ông đã vạch sẵn. Năm 1985, họ thiết lập một số cổng bán hàng
trực tuyến ở 15 trung tâm mua sắm trong nước để tiếp cận những nữ
khách hàng đi làm (không có ở nhà khi nhân viên Avon gọi điện hay
muốn tiếp xúc trực tiếp). Trong vòng vài năm, thực tế đã chứng minh
chiến lược này không đủ sức theo kịp thời đại. Tiếp thị bán hàng tận
nhà trở nên lỗi thời. Hệ thống chăm sóc sức khỏe thất bại và bị vứt
bỏ. Những giám đốc điều hành mới nhanh chóng đến rồi đi, và đến
năm 1988 cổ phiếu của Avon đã tụt xuống đến mức thấp nhất.
Những tin đồn về chuyện sang lại công ty đã bắt đầu xuất hiện.
Đáng chú ý là, Avon chưa bao giờ giảm những chương trình và
chính sách tiến bộ của mình. Ví dụ, năm 1989 họ là công ty mỹ phẩm
lớn đầu tiên của Mỹtuyên bố chấm dứt vĩnh viễn việc thử nghiệm
sản phẩm trên động vật. Năm 1992, công ty thành lập Quỹ Thế giới
vì Sức khoẻ của Phụ nữ. Năm sau đó, công ty mở cuộc vận động Tìm
hiểu về Bệnh Ung thư vú. Thành lập tổ chức Phòng chống Ung thư
vú của Avon (Avon Breast Cancer Crusade) năm 1992 tại Anh,
chuyên giúp đỡ chăm sóc và điều trị cho những bệnh nhân của căn
bệnh nan y này, nhất là những phụ nữ có thu nhập thấp, dân tộc
thiểu số và người già...
Năm 1993, Avon Crusade được mở rộng và ngày nay đã có hoạt
động tại 50 quốc gia trên thế giới. Vào tháng 10 năm 2002, Avon
Crusade đạt mục tiêu kế hoạch 10 năm là gây quỹ 250 triệu USD
phục vụ cho việc nghiên cứu nguyên nhân gây bệnh ung thư vú.
Ngoài ra Avon còn thành lập Quỹ hỗ trợ Avon vào năm 1995. Quỹ
này đã đóng góp hơn 100 triệu USD vì mục đích từ thiện cho hàng trăm
tổ chức tại Mỹ. Trong bốn năm liền, Avon được tạp chí Business Ethics
bình chọn là một trong số “100 công ty có hoạt động xã hội tốt nhất”.
Năm 2002, Avon nhận giải thưởng toàn cầu về việc tạo môi trường làm
việc tích cực.
Avon cũng cố gắng bứt phá với một vài sản phẩm cao cấp. Họ ký
hợp đồng với Elizabeth Taylor(1) để thiết kế một loạt nữ trang. Tấm
dòng sản phẩm, được bán với giá từ 50 đô-la đến 250 đô-la, đều là bản
sao các loại trang sức của riêng bà hoặc ảnh hưởng từ bộ phim
“Cleopatra”. Tuy nhiên, mọi nỗ lực dường như không đủ sức kéo
Avon ra khỏi vực thẳm.
(1) Elizabeth Taylor: Nữ diễn viên nổi tiếng của Mỹ thập niên 1960 – 1970, nổi tiếng với bộ phim
kinh điển Nữ hoàng Cleopatra
***
![]() |
Adrea Jung – Người phụ nữ đưa AVON
lên đỉnh vinh quang
|
Có lẽ bước đi quan trọng nhất trong sự tái sinh của công ty là vào
năm 1994, khi Andrea Jung rời khỏi thế giới thượng lưu của
Neiman Marcus để gia nhập Avon. Bốn năm sau, được bổ nhiệm vào
chiếc ghế quyền lực thứ hai trong công ty, bà bắt đầu tiến hành thay
đổi toàn diện và sâu sắc những ý tưởng lỗi thời về dây chuyền sản
phẩm cũng như cách thức bán hàng của Avon. Kết quả mới là ý
tưởng sản phẩm kết hợp, như đồ gia dụng, ra đời. Các cửa hàng bán
lẻ cũng được mở, như một trung tâm spa ban ngày ở Manhattan gọi
là Avon Center, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe thời thượng
(như Tắm bùn toàn thân với giá 125 đô-la) và những chuyên viên sắc
đẹp cao cấp (chẳng hạn, một “chuyên gia lông mày” chỉ nhận khách
đã đặt chỗ trước đó hàng tháng). Nhưng theo tác giả Bethany
McLean trong cuốn Forbes, đó vẫn là một nơi “thân thiện và khiêm
tốn, kế thừa tính cách của Người Phụ Nữ Avon.” Và một website,
cùng với một đường dây điện thoại miễn phí, được thiết lập cho
những người muốn tự mua sắm. “Bạn hãy nghĩ thế này,” - Jung nói
với tạp chí Money - “Internet chính là cách thức bán hàng trực tiếp
mà chúng tôi đã phát minh ra từ 114 năm về trước”.
Những nỗ lực để toàn cầu hóa công ty vẫn được tiếp tục. Cuối
năm 1999, khi chiến dịch quảng cáo toàn thế giới đầu tiên của công
ty được tiến hành, Avon đã có mặt trên khoảng 130 nước – từ Trung
Quốc sang Canada cho tới Cộng hòa Séc. Khoảng 600 triệu bản
brochure bán hàng đã được in mỗi năm bằng hàng chục thứ tiếng, và
giờ đây lợi nhuận từ các thị trường nước ngoài đã gấp đôi lợi nhuận
đạt được từ thị trường Mỹ.
Năm 2004, Avon vào Việt Nam và xây dựng nhà máy tại Khu
công nghiệp Việt Nam – Singapore tại tỉnh Bình Dương với vốn đầu
tư 3 triệu USD. Nhà máy này có thể sản xuất đầy đủ các chủng loại
mỹ phẩm khác nhau với công suất 7 triệu sản phẩm/năm và có thể
lên đến 15 triệu sản phẩm trong tương lai.
Dưới sự lãnh đạo của người phụ nữ tài ba Andrea Jung và một
số cộng sự nữ khác như Susan Kropf (Chủ tịch kiêm Giám đốc tác
nghiệp), Harriet (Giám đốc thông tin), Janice Teal (Giám đốc khoa
học), Deborah Fine (Chủ tịch Avon Future, dòng sản phẩm Mark)...,
Avon ngày nay đã trở thành một tập đoàn dẫn đầu thế giới trong
lĩnh vực bán mỹ phẩm trực tiếp với doanh thu hàng năm lên đến
6,8 tỉ USD.
Avon mang sản phẩm đến cho phụ nữ ở 143 quốc gia thông qua
4,4 triệu đại diện bán hàng độc lập và 45.000 nhân viên. Nhiều sản
phẩm của Avon đã khẳng định tên tuổi như Avon Color, Anew, Skin-
So-Soft, Advance Techniques Hair Care, Becoming và Avon Wellness.
Các nhà quan sát trên khắp thế giới nhận thấy rằng những người
phụ nữ Avon huyền thoại – cùng với câu chào vui vẻ nơi cửa nhà của
các cô gái này – sẽ còn mang lại nhiều bất ngờ thú vị khác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét