24
SONY
“Walkman - Bồng bềnh trên từng bước đi”
• Người sáng lập: Ibuka Masaru và Morita Akio
• Logo:
• Logo:
• Vị trí trong nền
kinh tế Mỹ: Ngoài nền kinh tế Mỹ (không xếp hạng)
• Nét đặc trưng: Thay đổi thị trường hàng điện tử dân dụng trên
toàn cầu
• Sản phẩm chính: Thiết bị điện tử, phim ảnh, chương trình TV,
thu âm nhạc
• Doanh thu: 88,71 tỉ đô-la (năm 2007)
• Lợi nhuận 3,69 tỉ đô-la (năm 2007)
• Số nhân viên: 180.500 người (năm 2007)
• Đối thủ chính: Matsushita, Philips Electronics, Time Warner
• Chủ tịch kiêm CEO: Nobuyuki Idei
• Trụ sở chính: Tokyo, Nhật Bản
• Năm thành lập: 1946
• Website: www.sony.ne
Ba thập kỷ trước, những người Mỹ ưa chuộng đồ dùng công nghệ
cao nếu muốn có một chiếc TV hiện đại sẽ luôn chọn nhãn hiệu Sony.
Từ lúc được ra mắt vào năm 1968, chiếc TV Trinitron dùng ống phóng
hình điện tử đã nhận được sự ca ngợi rộng khắp như là một sản phẩm
tuyệt vời xét về mặt giá cả so với các TV truyền thống sử dụng đèn chân
không. Là một trong vài công ty lớn của Nhật Bản đã xâm nhập vào thị
trường TV của Mỹ một cách mạnh mẽ trong khi những công ty quốc nội
đã đa dạng hóa kinh doanh sang các lĩnh vực khác, Sony từ lâu đã
nhắm đến việc mở rộng hoạt động kinh doanh ở xứ sở giàu có này. Họ
đã không chậm trễ xây dựng thương hiệu một cách đúng đắn ở đây như
một nhà cung cấp sản phẩm điện tử chất lượng cao và hiện đại. Hình
ảnh rõ nét đến mức kinh ngạc trên bộ sản phẩm TV Trinitron của công
ty đã giúp họ có được sự chú ý của đông đảo người tiêu dùng Mỹ.
Sony đã bán đài phát thanh thu nhỏ ở Mỹ kể từ cuối thập niên 40
của thế kỷ 20. Trong thập niên 60, họ bổ sung thêm loại TV bán dẫn
thu nhỏ. Máy sử dụng băng thu tiếng đang phổ biến cho nhu cầu gia
đình ra mắt tiếp sau đó, cũng như thiết bị tiêu dùng đầu tiên dùng để
thu âm và chơi băng video (sản phẩm “Betamax” này ban đầu được
nhiều người tán thưởng, dù sau đó bị xem là một trong những thất
bại nặng nề nhất của công ty, vì định dạng VHS về sau được nhiều
người sử dụng hơn). Mặc cho sai lầm phải trả giá rất đắt này, những
nhà lãnh đạo công ty vẫn duy trị được vị trí dẫn đầu và nhanh chóng
cho ra mắt một vật phẩm mang tính chiến lược sẽ đạt đến thành công
tột đỉnh và trở thành sản phẩm tiêu biểu cho công ty trong những
năm sắp tới: máy nghe nhạc cá nhân Walkman.
Không bằng lòng với việc chỉ sản xuất ra những sản phẩm
chuyển tải âm nhạc, truyền hình và phim ảnh, Sony sau đó đã mạo
hiểm dấn thân vào việc thực sự sản xuất ra những sản phẩm truyền
thông bằng cách mua lại một số công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh
vực giải trí. Họ cũng mở rộng kinh doanh đến những lĩnh vực khác
như máy bán dẫn và pin, cùng máy ảnh và màn hình máy tính. Nhiều
sản phẩm trong số này cũng trở nên nổi tiếng ở một chừng mực nào
đó, nhưng không có sản phẩm nào đạt được thành công vượt trội như
máy chơi game PlayStation – một hiện tượng đã cách mạng hóa cả
một ngành công nghiệp khi ra mắt vào năm 1994, và nhanh chóng
trở thành mũi nhọn kinh doanh chính trong toàn bộ các dòng sản
phẩm của Sony.
Dù vậy, các đối thủ cạnh tranh nặng ký bắt đầu xuất hiện gần
như ngay lập tức, và cũng giống như hầu hết các công ty khác, ông
vua của ngành kinh doanh hàng điện tử dân dụng đang tìm cách giữ
vững vị trí dẫn đầu khi bước chân vào thời đại Internet.
***
Được kết hợp sau khi Thế chiến II kết thúc với tên gọi Tokyo
Tsushin Kogyo – hay Tập đoàn kỹ nghệ viễn thông Tokyo – nhưng
hạt giống của Sony đã được gieo khi người đồng sáng lập Morita Akio
ra đời vào năm 1921. Lớn lên ở Nagoya, Nhật Bản trong một gia đình
có nghề nấu rượu sake cha truyền con nối, Akio đã từ chối con đường
sự nghiệp được cả gia đình trông đợi và quyết định theo đuổi niềm
đam mê công nghệ của mình. Sau khi tốt nghiệp Đại học Hoàng gia
Osaka vào năm 1944 với tấm bằng cử nhân vật lý, ông được nhận vào
làm ở Xưởng đúc vũ khí không quân ở Yokosuka trong thời gian
chiến tranh. Đó cũng là nơi ông gặp người đồng sáng lập thứ hai của
Sony, Ibuka Masaru, đang làm đại diện công nghiệp trong Ủy ban
nghiên cứu thời chiến Nhật Bản. Họ đã cùng nhau phát triển những
hệ thống hướng dẫn nhiệt và các thiết bị nhìn ban đêm.
Sau chiến tranh, cả hai thành lập công ty của mình ở Tokyo. Mục
tiêu của họ là áp dụng những cải tiến công nghệ đa dạng đã được
phát triển trong suốt những năm trước đó vào các sản phẩm điện tử
mới nhằm phục vụ cho số đông quần chúng. Masaru tập trung vào
giải quyết vấn đề liên quan đến sản phẩm, ban đầu bao gồm những
thứ như vôn kế và đệm nhiệt điện tử. Akio thị giải quyết những vấn
đề liên quan đến việc kinh doanh, lúc đầu bao gồm chịu trách nhiệm
trong việc tiếp thị những thiết bị mới của công ty trên khắp thế giới.
cuộn băng từ ghi âm mà ông cho ra mắt vào năm 1949. Công ty sau
đó đã chế tạo một chiếc máy ghi âm bằng băng để tận dụng nó và giới
thiệu sản phẩm này ra thị trường Nhật Bản vào năm 1950. Cùng năm
loại băng của Masaru có mặt trên thị trường, công ty non trẻ này
cũng mua lại bản quyền từ Viện nghiên cứu Bell của Mỹ để sản xuất
các bộ bán dẫn điện tử (transitor). Thành công của chiếc máy thu
băng đã mang đến những nguồn tài nguyên cho phép họ chế tạo ra
một chiếc máy phát thanh thu nhỏ vào năm 1955 và một phiên bản
bỏ túi của nó vào năm 1957.
Công ty Tokyo Tsushin Kogyo đang phát triển rất mạnh mẽ,
nhưng tầm nhìn xa trưng rộng của Akio thấy được những giới hạn
đáng kể trong tên gọi của nó. Sau khi tìm kiếm trong nhiều cuốn từ
điển của nhiều ngôn ngữ khác nhau nhằm tìm ra một cái tên mới -
vừa ngắn gọn vừa có thể được mọi người phát âm một cách dễ dàng
- ông đã tìm thấy từ “sonus” trong tiếng La-tinh có nghĩa là “âm
thanh”. Và thế là vào năm 1958, SONY ra đời.
Kể từ đó, giới hạn duy nhất của họ là bầu trời. Vào năm 1960
Sony giới thiệu một chiếc TV bán dẫn 8 inch và tạo ra tiền đề cho việc
thâm nhập thị trường Mỹ. Akio đã thúc đẩy Sony trở thành công ty
Nhật Bản đầu tiên có cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán
New York vào năm 1961. Hai năm sau, Akio chuyển gia đình đến Mỹ
trong một năm để ông có thể kiểm tra một cách hiệu quả hơn những
cách thức mà người tiêu dùng của thị trường này suy nghĩ và tìm
hiểu xem các nhà doanh nghiệp của đất nước này hoạt động như thế
nào. Sau đó, ông mở những nhà máy ở Mỹ và châu Âu, đồng thời sử
dụng chiến dịch quảng cáo kiểu Mỹ để đưa thương hiệu Sony đến với
người tiêu dùng toàn thế giới. Khi Trinitron xuất hiện vài năm sau đó,
tất cả các công ty Nhật Bản (bao gồm cả Toshiba và Hitachi) đang bán
hàng điện tử ở Mỹ đều được hưởng lợi từ tiếng thơm của Sony. Tổng
giá trị thị trường của Mỹ của các công ty này đã tăng từ 7% vào năm
1963 đến 40% vào năm 1974 (vào năm 1974, cứ 5 TV màu ở Mỹ thị
có một chiếc mang nhãn hiệu Sony).
Với thành công vang
dội của những cuốn băng từ thu âm trước đó
hai thập kỷ, trong thập
niên 60, Sony bắt đầu tìm cách thương mại hóa
công nghệ này vào thị
trường TV vốn đang phát triển mạnh mẽ. Vào năm
1969, họ giới thiệu thiết
bị thu phát băng hình
đầu tiên của mình. Morita Akio được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc
của công ty vào năm 1971 và một năm sau ông đã thực hiện một cuộc
sáp nhập để lắp ráp và bắt đầu bán ra chiếc máy “Betamax” trên toàn
cầu. Chiếc máy mới này xuất hiện trên các kệ hàng vào năm1975 và
ngay lập tức thu hút được sự chú ý của những người yêu thích đồ
dùng công nghệ đỉnh cao, như chiếc TV Trinitron của Sony đã làm
được vài năm trước đó.
![]() |
Một tivi xách tay SONY được sản xuất vào năm 1960
|
Tuy nhiên, những đầu máy video này có giá rất đắt: 2.000 đô-la.
Giá này chỉ rẻ hơn vài loại xe hơi đời mới chút ít vào thời đó nên nó
không được phổ biến rộng rãi và dụ nhiên là tạo cơ hội cho các đối thủ
cạnh tranh giới thiệu những chiếc máy có cùng tính năng với mức giá
rẻ hơn nhiều. Hai năm sau, một công ty có tên là Panasonic đã cho ra
mắt chiếc máy tương tự sử dụng định dạng hơi khác một chút gọi là
“VHS”. Giá thành tụt xuống một cách chóng mặt khi cuộc chiến đến
hồi ác liệt. Trong khi người tiêu dùng cảm thấy chiếc máy của Sony
cung cấp chất lượng hình ảnh tuyệt hảo, thị phiên bản của Panasonic
có thể chiếu những cuộn băng dài hơn và nhiều bộ phim của
Hollywood được ra mắt trên định dạng này. Không có gì ngạc nhiên
là công chúng đã lựa chọn sản phẩm mang đến cho họ nhiều lựa chọn
hơn về mặt nội dung, và cuối cùng thị Sony buộc phải cho ngừng sản
xuất dòng sản phẩm sử dụng băng định dạng Betamax. Akio trở
thành chủ tịch công ty vào năm 1976 và ban đầu ông không muốn
sản xuất các máy thu sử dụng định dạng VHS, và thế là Sony không
bao giờ có thể thực sự hồi phục trong lĩnh vực mà họ từng là người
tiên phong.
Sau sự thất bại mang tên Betamax, Akio rất lưỡng lự mỗi
khi đơn độc bước chân vào một
lĩnh vực mới. Ông bắt đầu hình
thành những liên minh làm ăn
với các công ty điện tử khác, hy
vọng bảo đảm cho những sản
phẩm ra mắt sau này trở thành
những chuẩn mực về mặt kỹ
thuật, đồng thời tránh được
những đối thủ cạnh tranh. Dù
vậy, ông cũng không sợ thử
nghiệm. Khoảng năm 1980, ông
đẩy mạnh sản xuất một máy thu
sống nhỏ mà người sử dụng có thể nghe qua tai nghe đi kèm với máy.
Mặc cho những người trong cuộc của các công ty khác cảm thấy sẽ
không tìm thấy thị trường lớn cho sản phẩm này, kết quả là Walkman
đã trở thành một trong những sản phẩm bán chạy nhất mọi thời đại
của Sony và nó cũng là sản phẩm đã tiếp cận một cách sát sao nhất
với nhu cầu của công chúng.
***
Thành công vang dội của chiếc máy Walkman, từ một chiếc radio
to đùng thành một chiếc máy nghe nhạc gọn nhẹ, rồi đến một chiếc
máy chơi đĩa CD compact đã khiến Sony càng khát khao vươn xa hơn.
Vào năm 1987 họ mua lại Hãng thu âm lớn nhất thế giới CBS Records
với giá 3,4 tỉ đô-la. Hai năm sau, Sony bước chân vào ngành công
nghiệp điện ảnh bằng cách mua lại công ty Columbia Pictures
Entertainment với giá khoảng 4 tỉ đô-la. Các công ty lớn khác trong
lĩnh vực này sau đó cũng được bổ sung vào, ngoài ra còn có thêm vài
Các dòng máy Walkman của SONY |
công ty bảo hiểm và tài chính khác nữa. Vị thế của Akio trong ngành
thương mại thế giới được nâng cao một cách rõ rệt và ông vẫn ở lại
cương vị điều hành Sony cho đến khi nghỉ hưu vào năm 1994 vì lý
do sức khỏe. Mỉa mai thay, cùng năm đó thành công lớn nhất trong
lịch sử của Sony – Máy chơi game PlayStation – được ra mắt.
Cũng giống như Walkman, PlayStation ban đầu không được hồ
hởi đón nhận bởi vài thành viên trong công ty. Những người chống đối
chỉ ra rằng Nintendo đã thống trị lĩnh
vực trò chơi điện tử rồi và lịch sử đã
chứng minh rằng Sony không thể thành
công trong việc cố gắng thay đổi các
chuẩn mực của ngành công nghiệp này.Tuy nhiên, một kỹ sư trưởng tên
là Ken Kutaragi đã được phép bắt tay thực hiệndự án này với công nghệ
mà ông đã
nghiên cứu từ năm 1984. Và kết quả
sau cùng đã gây được
tiếng vang lớn:
PlayStation trở thành một thành công
vượt xa mong đợi, đạt doanh thu hàng năm 7 tỉ đô-la và chiếm 9% thu
nhập toàn cầu của Sony và 27% tổng lợi nhuận của công ty.
![]() |
Một trong những PlayStation đầu
tiên của SONY được tung ra thị
trường năm 1995
|
Nhưng, bấy nhiêu vẫn chưa đủ để giúp Sony vượt qua được những
vấn đề khác. Họ vẫn là tập đoàn điện tử lớn thứ hai thế giới, sau người
đồng hương Nhật Bản là Matsushita, nhưng hoạt động kinh doanh của
họ trong lĩnh vực điện ảnh và thu âm lại thua lỗ nặng nề vì những bộ
phim bom tấn đắt đỏ nhưng lợi nhuận ít như bộ phim năm 2000 Mú về
châu Phi (I Dreamed of Africa). Và trong khi sự ra mắt ban đầu của
PlayStation 2 rất ấn tượng – 980.000 máy đã được bán ra trong ba ngày
đầu tiên xuất hiện trên thị trường Nhật Bản – công ty đã bị tổn thất vì
cung không theo kịp cầu, và những đối thủ sắp xuất hiện trên thị
trường (như X-Box, máy chơi game được đánh giá rất cao của
Microsoft) sẽ làm mọi chuyện trở nên khó khăn hơn nhiều.
Dù vậy, với tinh thần giống như nhà sáng lập, vị Chủ tịch kiêm
CEO Nobuyuki Idei ngày nay tiếp tục dấn thân vào những lĩnh vực
mới, bao gồm một thiết bị hỗ trợ cá nhân có giá dưới 100 đô-la và có
thể tương tác với những sản phẩm khác của Sony. Công ty cũng đang
phát triển các dông điện thoại di động thông minh và máy tính xách
tay. Họ cũng đang cố gắng kết nối tất cả những sản phẩm mà họ làm
ra – từ chiếc máy Walkman cho đến bộ PlayStation – với mạng
Internet. Có lệ, nhà sáng lập Sony Morita Akio, dù đã qua đời vào
năm 1999, hẳn sẽ rất ngạc nhiên và thích thú.
Một số sản phẩm “đinh” của SONY trong năm 2013
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét