PEOPLE EXPRESS AIRLINES

Chủ Nhật, 6 tháng 4, 2014
35
PEOPLE EXPRESS
AIRLINES

“Hàng không cho mọi người”




• Người sáng lập:                            Donald Burr
• Logo:



• Nét đặc trưng:                               Hàng không giá rẻ
• Sản phẩm chính:                         
Những chuyến bay giá rẻ
• Doanh thu:                                   
Từng đạt 1 tỉ đô-la
• Số nhân viên:                               
3.500 người
• Đối thủ chính:                              
American Airlines, Continental Airlines,
                                                        United Airlines  
• Trụ sở chính:                               
Newark, New Jersey
• Năm tồn tại:                                 
1981-1986

      Ngày nay, nếu bạn có thể dễ dàng lên mạng Internet và đặt vé
trên những chuyến bay của các hãng hàng không giá  rẻ  như Tiger
Airways, Jet Stars, AirAsia… để đi vòng quanh thế giới với mức giá rẻ
không ngờ thị trước những năm 1980, du lịch hàng không đối với người
có  thu nhập trung bình là  chuyện xa xỉ. Nếu bạn buộc phải đưa gia
đình đi thăm họ hàng ở bờ bên kia của nước Mỹ, bạn đặt vé máy bay
và chảy nước mắt khi nghĩ rằng bạn sẽ chỉ còn dư chút ít sau khi hạ
cánh. Nếu bạn thực sự cần bay đến một hội nghị hay một thương vụ
nào đó, bạn luôn cầu mong một kết quả xứng đáng với chi phí vé máy
bay bạn đã bỏ ra.

      Nhưng, vào năm 1981, tất cả đã thay đổi. Đột nhiên một gia đình
bốn người ở  Chicago (miền Bắc) có  thể  đi thăm họ  hàng ở  Miami
(miền Nam) chỉ với 350 đô-la. Một du khách ở New York có thể bay
sang Luân Đôn với 100 đô-la. Và một doanh nhân ở Los Angeles có
thể bay tới dự một cuộc họp ở San Fransisco chỉ với 39 đô-la.
Ai có thể làm được điều đó? - People Express! Một công ty kinh
doanh hàng không mới ra đời có  văn phòng ở  Newark, New Jersey,
ngay lập tức khiến tất cả  các đối thủ  trong ngành công nghiệp của
mình phải trầm trồ thán phục. Với việc khai thác một bộ phận chưa
được chú ý đến là hàng không giá rẻ, People đã thu hút những người
trước đây không có  khả  năng di chuyển bằng máy bay – cũng như
những người giờ đây có thể sử dụng dịch vụ này thường xuyên hơn.
Muốn đến Atlanta vào dịp cuối tuần và không phiền nếu phải mang
theo bữa trưa như thể bạn đang tại trạm xe buýt cuối? People Express
có thể đưa bạn đến Atlanta từ Newark chỉ với 69 đô-la, trong khi một
chỗ tương đương trên xe tốc hành Greyhound làm bạn tốn 104 đô-la
và một cuộc hành trình daâi… 19 tiếng.

      People Express đưa ra ý tưởng hàng không giá rẻ là dựa vào các
nhân viên của họ, những người làm việc với một mức lương thấp hơn
rất nhiều so với mức mà những đối thủ cạnh tranh khác chi trả cho
 nhân viên. Cũng như khởi đầu của Internet ngày nay, động lực thúc
đẩy những người lao động đó là “vì sứ mệnh” giúp mọi người đều có
thể bay. 

      Không lấy gì làm ngạc nhiên khi People Express dường như quá
tốt để có thể tồn tại mãi mãi. Đường lối hoạt động phá vỡ những quy
tắc lâu đời của ngành hàng không bằng những mức giá táo bạo đã
dẫn tới việc thua lỗ lớn. Tuy nhiên, chính việc cắt giảm chi phí của
People Express đã  hủy hoại sức cạnh tranh của chính họ  khi các
hãng khác bắt đầu áp dụng sáng kiến tiên phong này. Cổ phiếu của
People Express không ngừng rớt giá cho tới khi một đối thủ thu tóm
toàn bộ hãng. Sau vài năm tồn tại ngắn ngủi, People Express đã hoàn
toàn biến mất.

***
      Là những người đứng đầu ca đoàn nhà thờ lẫn lớp giáo lý ngày
chủ nhật, cha mẹ của Donald Burr luôn mong con trai mình một ngày
nào đó sẽ bước chân vào giới chính khách. Thế nhưng cậu bé Burr lại
có niềm đam mê đối với ngành thương mại và khăn gói tới Stanford
trước khi lấy bằng cử nhân quản trị kinh doanh Harvard. Cuối cùng,
ông đánh cược việc học hỏi bằng một công việc với một kiểu bay cao
khác: Hãng hàng không Quốc tế  Texas của Frank Lorenzo. Ở  đây,
Burr nhanh chóng trở nên thân thiết với ông chủ của mình – thậm
chí còn làm rể  phụ  tại đám cưới của Lorenzo. Ông trở  thành một
chuyên gia trong ngành hàng không.

      Tuy nhiên, Burr không bị cuốn hút bởi cách thức quản lý thô lỗ
của Lorenzo. Vì thế, khi quy định về ngành hàng không được nới lỏng
vào năm 1978, ông là một trong những doanh nhân bắt đầu lên kế
hoạch phát triển một hãng hàng không mới. Ngay từ đầu, ý tưởng của
Burr đã là bỏ hết tất cả những tiện nghi tốn kém trên máy bay để có
thể  giảm giá  nhằm khuyến khích khách hàng bình dân bay nhiều
hơn. Ông còn tưởng tượng ra một công ty tốt hơn, hòa nhã hơn, luôn
đối xử với nhân viên một cách tôn trọng – trong khi vẫn có thể giành
lấy những cơ hội vững chắc để thành công về mặt vật chất.

      Burr và hơn một tá các nhà điều hành trẻ tuổi khác đã rời Lorenzo
vào năm 1980, mua một máy bay cũ  của hãng hàng không Đức
Lufthansa, và đặt tên hãng là People Express (tạm dịch: Hãng hàng
không cho Mọi người) để  truyền tải hình ảnh đầy ý  nghĩa này của
mình. Với số tiền riêng cùng với 24 triệu đô-la thu được trong lần đầu
tiên bán cổ phiếu ra công chúng, một năm sau họ bắt đầu cho cất cánh
chiếc máy bay mới sơn lại của mình từ Newark tới những thành phố
bị lãng quên như Buffalo, Columbus, và Norfolk. Ngay từ đầu, ý tưởng
liều lĩnh này đã thu hút một loạt khách hàng có cảm tình với họ và đội
ngũ nhân viên đầy nhiệt huyết của công ty. Và dĩ nhiên họ cũng thu
hút sự giận dữ của Lorenzo – người nhất mực tin rằng ý tưởng đầu tiên
về một hãng hàng không giá rẻ là của mình. Kể từ đó, ông ấy vô cùng
căm ghét người từng một thời là bạn và cũng là người mình đỡ đầu vì
đã biến ý tưởng ấy thành hiện thực.

     Vào năm 1981, khi ông chủ chưa đầy 40 tuổi đưa People Express
ra thế giới, rất nhiều khách hàng rất sẵn lòng mang theo đồ ăn, ngồi
trên vải lót sàn lạnh băng tại Sân bay quốc tế Newark, xếp hàng mòn
mỏi cùng với việc hoãn chuyến bay liên tục, chỉ để có một cơ hội được
bay qua bên kia đất nước với giá dưới 100 đô-la. Tương tự, nhân viên
của hãng luôn sẵn sàng từ  bỏ  phần lợi nhuận chia sẻ  ngoài lương
cũng như mức lương hấp dẫn của những đối thủ cạnh tranh để ở lại
làm việc trong môi trường thú vị ngay từ đầu, nơi ý kiến của họ được
coi trọng và quyền lựa chọn cổ phiếu đầy hứa hẹn.

     Kết quả ban đầu của People đầy lạc quan. Những chuyến bay của
họ luôn đạt ít nhất 80% số chỗ. Ngày càng có nhiều thành phố được
đưa vào lịch trình bay làm doanh thu của hãng tăng lên và mạng lưới
các đường bay của People Express đã  tăng hơn 100 điểm đến:
Denver, Chicago, London, Brussels... Thêm vào đó, Burr còn mua
thêm những hãng hàng không khác để đẩy mạnh tăng trưởng, trong
số đó có Provincetown-Boston, Britt, và Frontier.

     Tuy nhiên Burr cùng các đồng sự của ông cũng nhận ra rằng tăng
trưởng mạnh luôn đi đôi với những vấn đề  lớn. Và  việc mở  rộng
nhanh chóng những tuyến mới đòi hỏi phải nhanh chóng gia tăng số
lượng nhân viên. Nguyên tắc tuyển người thận trọng ngay từ đầu –
tuyển chọn cẩn thận những nhân viên tiềm năng để chắc chắn khả
năng và tính cách của họ phù hợp với tính chất công ty – đã bị bỏ qua
để đơn giản là bảo đảm có đủ người làm việc. 

    Và  điều này đã  dẫn đến một kết quả  không tốt đẹp. Trong khi
doanh thu từ  287 triệu đô-la năm 1983 đã tăng lên tới gần 1 tỉ đô-la
năm 1985, thị 10 triệu đô-la lợi nhuận hàng năm đã  biến thành 28
triệu đô-la thua lỗ mỗi năm. Vì vậy, cổ phiếu của một công ty từng thu
hút rất nhiều nhân công rớt giá từ  22 đô-la xuống chỉ còn hơn 3 đô-
la. Cho nên, ngay cả  khi People Express được xếp vào hàng “chiếu
trên” trong số các hãng hàng không lớn nhất thế giới lúc bấy giờ, định
mệnh của kẻ mới phất can đảm này hiển nhiên đã được định đoạt.
***
 
       Donald Burr - Chủ tịch Hãng  People Expres
   
   Sự  tăng trưởng nóng đã  che đậy những vấn đề  tiềm ẩn không
thể  giải quyết chỉ bằng việc tăng thêm đường bay mới hay thu mua
các công ty khác. People Express chưa hề có ý định liên kết với các
công ty du lịch hay áp dụng bất kỳ chương trình quảng cáo thường
xuyên nào. Việc này cùng vô số những thiếu soát khác cộng thêm
tình trạng nhiều đối thủ  hung hùng ngày càng gia tăng mọi chiêu
thức nhằm hạ  bệ  People Express đã  đưa hãng tới thẫm họa. Điều
nguy cấp hơn là việc giảm chi phí đã khiến People Express không thể
bổ sung thêm mạng lưới vi tính. Việc này đã ngăn công ty mở một hệ
thống đặt chỗ phức tạp phục vụ cho nhu cầu của các công ty du lịch
đồng thời cũng ngăn không cho People duy trị được mức giá  của
mình, điều mà các đối thủ thực hiện được, vì không thể dành giá rẻ
cho những chỗ trống trong khi bán phần lớn những chỗ còn lại với
mức giá cao hơn (và lãi cao hơn) rất nhiều.

    Cuộc chiến giá  cả  có  lệ  là  trở  ngại tức thời lớn nhất đối với
People, khi mà việc giảm giá mạnh được triển khai trong toàn ngành
công nghiệp này đã tước mất điểm mạnh của hãng. Nhưng những
vấn đề  khác cũng gây đau đầu không kém. Có  lệ  đòn đau nhất là
thất bại về vụ thu mua Frontier, việc mà lúc đầu đã gây sự háo hức
to lớn trong ban điều hành. Tuy nhiên việc này mau chóng được
chứng minh là một sai lầm lớn, khi những vấn đề rắc rối lớn về nhân
sự  diễn ra cùng sự  bỏ  đi của những nhà  lãnh đạo hàng đầu ở  chi
nhánh tại Denver. Chỉ chưa đầy 9 tháng sau khi được Burr mua lại
với giá 300 triệu đô-la, Frontier tuyên bố phá sản.

      Khi ngân sách đã cạn kiệt và những rắc rối liên tiếp nảy sinh,
dịch vụ của People Express ngày càng tệ hơn và thua lỗ nhiều hơn.
Hãng đối phó bằng cách giảm số đường bay, thậm chí cắt giảm cả số
chuyến bay cũng như những phương tiện chuyên chở khác. Nhưng
những khó  khăn vẫn không ngừng tăng lên và  vào tháng 9 năm
1986, Burr buộc phải đối mặt với một điều không thể tránh khỏi: ký
vào hợp đồng chuyển nhượng People Express cho người thầy một
thời của ông - Lorenzo - tại khách sạn Manhattan với giá 125 triệu
đô-la.

      Một kết thúc ít được chú  ý, nhưng trong lịch sử  của ngành thị
People Express đã  mãi mãi thay đổi cách thức định giá  vé  của các
hãng vận chuyển hàng không. Họ đã đi tiên phong trong việc biến
một phương tiện di chuyển xa xỉ trở nên bình thường để hàng triệu
người có thể sử dụng, ít nhất một lần trong đời.





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét