HÃNG TIN AFP - PHÁP

Chủ Nhật, 6 tháng 4, 2014
26
HÃNG TIN AFP - PHÁP

Cỗ máy thông tin của thế giới




• Người sáng lập:         Charles-Louis Harvas
• Logo:

• Vị trí trong nền          Ngoài nền kinh tế Mỹ(không xếp hạng)
kinh tế Mỹ: 
• Nét đặc trưng:            Thông tấn xã quốc tế lâu đời nhất trên thế giới
• Sản phẩm chính:       Bài viết, hình ảnh, bài tường thuật cho các
phương tiện truyền thông trên thế giới

• Doanh thu:                 227,7 triệu đô-la
• Số nhân viên:            
1.998 người
• Đối thủ chính:          
Associated Press, Reuters, United Press International
                                     
• Chủ tịch kiêm CEO: 
Jean Pierre Vignolle
• Chủ bút:                    
Denis Brulet
• Trụ sở chính:            
Paris, Pháp
• Năm thành lập:         
1835
• Website:                    
www.afp.com


G
   Gần như suốt 150 năm qua, hãng tin nổi tiếng và lâu đời nhất
thế  giới AFP - Agence France-Presse làm công việc thông báo tin tức
nhiều hơn là tạo ra tin tức. Họ là hãng thông tấn đầu tiên đưa tin về
sự qua đời của Joseph Stalin, Giáo hoàng John Paul I và Indira Gandhi.
Họ cũng là người đầu tiên loan báo tin tức về các vận động viên của
Israel bị sát hại tại Olympic Munich năm 1972, phỏng vấn độc quyền
Mikhail Gorbachev khi ông sống sót sau một cố gắng phi thường hồi
năm 1991. Và, chính AFP đã cho cả thế giới biết về vụ tai nạn xe hơi
gần trụ sở Paris của mình đã khiến Công nương Diana thiệt mạng.

       Từ câu chuyện về sự chiếm đóng nước Pháp của quân Đức trong
Chiến tranh Thế giới lần II cho tới những tin tức thời sự tại các điểm
nóng như Chechnya, Kosovo, AFP liên tục có  mặt tại hiện trường,
chụp những bức ảnh nóng hổi nhất, và truyền thông điệp của mình
tới khắp nơi trên thế  giới. Hiện AFP có  200 thợ  nhiếp ảnh, 1.200
phóng viên, 2.000 nhân viên trải rộng khắp nước Pháp và 160 quốc
gia trên thế giới. Là một trong những hãng thông tấn hàng đầu thế
giới – cùng với AP (Associated Press) và  UPI (United Press
International) ở  Mỹ, Reuters ở  Anh – hàng ngày AFP cung cấp
khoảng 250 tấm ảnh, 80 bài minh họa và 2 triệu từ (word) trên các
trang báo phát hành bằng tiếng Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Đức, AàRập
và Bồ Đào Nha.

       Cũng có  những lúc AFP tự  tạo ra tin tức. Sớm nhất có  lệ  vào
những năm 1940 khi các phóng viên chiến trường gia nhập lực lượng
tái thiết hãng cho thời kỳ hậu chiến tranh. Thảm kịch lớn nhất là vụ
tổng biên tập của hãng bị giết trong vụ đụng độ tranh chấp quyền sở
hữu giữa nhân viên và chủ báo tại tòa soạn báo Parisian Libere (Người
Paris Tự do). AFP đã từng có những dòng tít lớn về việc các nhân viên
không ngại đưa mình vào tình trạng nguy hiểm, như trong bài báo
mùa xuân năm 2000 về vụ một phóng viên của AFP bị mất tích trên
đảo Jolo ở Philippines trong một cuộc khủng hoảng con tin.

       Ngày nay, bản thân các hãng tin hàng đầu cũng có  thể  là  một
“câu chuyện” hấp dẫn dù rằng hàng ngày họ vẫn cố gắng tìm kiếm
và đưa đến cho chúng ta những tin tức mới nhất.
***
      Agence France-Presse ra đời từ  năm 1832, khi Charles-Louis Havas thành lập Bureau Havas để  dịch những bài viết từ
báo nước ngoài rồi sau đó  cho in lại trênbáo phát hành tại Paris và  
các vùng lân cận. Một vài tổ chức ở các nơi khác đã làm
công việc tương tự kể từ những năm 1820,nhưng Havas còn có ý 
tưởng khác lớn lao hơn. Năm 1835, người được gọi là “cha đẻ
của ngành báo chí toàn cầu” mở  rộng tổ chức của mình thành
 Agence Havas và bắt đầu cho in những tin tức mà  ông cùng
những đồng sự thu được đầu tiên. Mười năm sau, ông thành lập dịch
vụ  điện tín đầu tiên ở  Pháp để  việc chuyển tải tin tức được nhanh
chóng hơn. 
 
Charles - Louis Havas (1783 -1858), 
nhà sáng lập Hãng tin AFP – Pháp


       Một trong những nhân viên đầu tiên của Havas là  Paul Julius
Reuter, một chuyên viên dịch thuật. Reuter rời AFP và thành lập một
công ty tương tự của riêng mình. Sau đó hãng này chuyển tới Anh
năm 1851 và  được gọi là  Công ty Điện tín Reuter của Luân Đôn,
nhưng người ta biết đến nó nhiều hơn với cái tên Reuter. Những hãng
khác, bao gồm cả AP và UPI ở Mỹ, cũng như các cơ quan quốc gia ở
nhiều nước châu Âu khác đều theo gót Havas trong những năm sau
đó. Một số nơi cũng bắt đầu bằng công việc dịch thuật như Havas hay
làm nhiệm vụ cung cấp thông tin tài chính cho những ngân hàng địa
phương. Nhưng cuối cùng tất cả đều sao chép ý tưởng của nhà tiên
phong người Pháp, đó là tập trung vào việc thu thập, viết và cung cấp
tin trong và ngoài nước cho các tờ báo, đài phát thanh, thậm chí là
các cơ quan chính phủ nếu họ đăng ký làm khách hàng.

      Chứng kiến số đối thủ ngày càng gia tăng, Havas mở một dịch vụ
quảng cáo gọi là Correspondance General Havas. Đồng thời, ông tuyển
thêm phóng viên từ khắp nơi trên thế giới để thu thập nhiều tin nóng
nhất. Các chi nhánh của Havas được sáp nhập năm 1920 cùng với một
công ty quảng cáo và trở thành một công ty có tiếng nói quan trọng
trong lĩnh vực này. Nhưng sự nổi bật đó cuối cùng hóa ra phiền toái
khi tinh thần báo chí của người tiền nhiệm ngày càng lớn dần.

      Năm 1879, Agence Havas trở thành một tổ chức mà ở Pháp người
ta gọi là “công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước” cho dù họ không
hề có dấu hiệu gì là “hữu hạn”. Thực tế, khi bước sang thế kỷ mới, họ
đã cung cấp rất nhiều thông tin từ các nguồn tin độc nhất vô nhị của
mình đến vô số người đặt báo dài hạn trên toàn thế giới. Hãng hoạt
động như một tổ hợp, với các cộng tác viên tham gia cung cấp tin từ
địa phương để dùng cho mục đích chung, rồi những bài báo được các
nhân viên trình lên phòng quản lý, sau đó hãng sẽ bổ sung vào các
dịch vụ  đồng thời mở  rộng cửa chào đón các phương tiện truyền
thông (mà nếu không lâm như vậy thì hãng sẽ không bao giờ thanh
toán nổi các chi phí hoạt động). 

     Khi công việc dần dần tiến triển, người ta tôn trọng việc thông
tin những sự kiện thế giới đến mức một điều luật được ban hành năm
1941 quy định tách bộ phận quảng cáo và bộ phận đưa tin thành hai
khâu riêng. Việc Đức chiếm đóng Pháp gần như đồng thời làm câm
nín tất cả các cơ quan ngôn luận độc lập của quốc gia. Nhưng những
truyền thống của thế kỷ trước về việc tự do báo chí mà người hưởng
lợi là bộ phận tin tức của Agence Havas (lúc bấy giờ đã được đổi tên
thành Office Francais d’Information [OFI] do nhà  nước quản lý)
không thể  bị ngăn chặn lâu. Vài phóng viên của họ  đã  đi Algeria
trong khi nước này đang bị chiếm đóng để lấy và cung cấp tin tức từ
Chính phủ Lâm thời Pháp (lúc bấy giờ tạm trú tại Algeria). Rất nhiều
người còn ở  lại hoạt động ngầm trong phong trào kháng chiến để
thành lập Agence d’Information et de Documentation vào mùa xuân
1944. Đến mùa hè, họ sáp nhập với OFI ở Algeria hình thành một cơ
quan ngôn luận riêng cho đất nước mới được giải phóng khỏi ách
phát xít của mình. Hãng này lấy tên là Agence France-Presse (AFP),
và  Martial Bourgeon được bổ  nhiệm làm giám đốc điều hành đầu
tiên. Mùa thu năm đó, họ cổ phần hóa và thừa hưởng số tài sản của
Agence Havas, bao gồm một tòa nhà ở Paris mà sau này trở thành trụ
sở quốc tế của tòa báo.

       AFP hoạt động chủ yếu dựa vào các nguồn tin từ chính phủ Pháp
và trong tình hình châu Âu sau chiến tranh, phương thức này tỏ ra
hoạt động tốt. AFP nhanh chóng tập trung vào hướng thu thập và tập
hợp tin tức từ hệ thống mạng lưới toàn quốc của họ. Họ đạt được một
số thành tựu quan trọng đầu tiên trên toàn thế giới: Hãng đầu tiên đưa
tin về cái chết của Stalin. Năm 1957, AFP có 25 văn phòng ở Pháp và
59 văn phòng khác ở khắp các châu lục. Hãng thuê các phóng viên tự
do ở 116 nước và đưa tin đến 73 quốc gia. Để khép lại thập kỷ 50 bằng
một tiếng vang, họ mở thêm một văn phòng ở Bắc Kinh.

      Khả năng truyền tin cũng phát triển dần cùng với AFP và, trong
thập niên 60, họ là một trong những hãng lớn sử dụng công nghệ mới
nhất để gửi chữ và hình đi ngay lập tức vòng quanh thế giới. 
Việc đưa tin về vụ các vận động viên Israel bị giết hại tại Munich
trong kỳ Thế vận hội 1972 đã đưa hãng đến với một hợp đồng với cả
hai tờ  Washington Post và  Los Angeles Times để  cung cấp tin ở  Mỹ.
Tuy nhiên, một trong những ngày tháng đen tối nhất của hãng đã đến
vào năm 1975, khi tổng biên tập Bernard Cabanes bị giết trong đợt
bạo động tại tòa báo Parisien Libere. Tờ báo hàng ngày phát hành vào
buổi sáng này được thành lập bởi những thành viên của phong trào
kháng chiến và  trở  thành một trong những tờ  báo lớn nhất, có  sức
ảnh hưởng nhất tại Paris. Nhưng bất đồng giữa nhân viên và chủ báo
đã dẫn đến tình trạng bạo lực, kéo dài mâu thuẫn ra khỏi phạm vi tờ
báo và không thể dàn xếp hoàn toàn trong vòng hai năm sau cái chết
của Cabanes.

***
        Những năm cuối của thế kỷ 20 là thời kỳ thắt lưng buộc bụng của
AFP. Không có gì ngạc nhiên khi chính sách này được chào đón bằng
sự nguyền rủa của hầu hết nhân viên hãng. Một “kế hoạch phục hồi”
năm 1986 bao gồm việc cắt giảm 300 nhân công đã dẫn đến một cuộc
biểu tình 4 ngày vào tháng 7 cùng năm. Một cuộc diễu hành 8 ngày
khác cũng diễn ra vào tháng 12. Chỉ trong vài ngày, Chủ  tịch Hội
đồng quản trị lúc bấy giờ buộc phải từ chức. Tuy nhiên cùng lúc đó,
những dịch vụ  mới về  âm thanh và  đồ  họa được giới thiệu. Khi lợi
nhuận tăng, một dịch vụ tiếng Anh được ra mắt tại trụ sở chính (và
sau này là tại 9 văn phòng khác) ở Mỹ.

    Ngày nay, nhắc tới AFP là người ta nghĩ ngay đến một hãng tin
toàn cầu. Họ  có  văn phòng khu vực ở  Bắc Mỹ, Mỹ  La-tinh, Trung
Đông, khu vực châu AÁ Thái Bình Dương và Bắc Phi – Nam Âu. Đội
ngũ 3.400 nhân viên của AFP luôn bảo đảm cho ra đời những bài viết
nóng hổi nhất về các chuyên mục kinh tế, doanh nghiệp, thể thao, tin
tức tổng hợp bằng sáu thứ tiếng. Họ là nguồn cung cấp thông tin đầu
ra – đầu vào quan trọng cho rất nhiều hãng tin nhỏ  khác trên thế
giới. Song điều đáng buồn là họ lại bị cản trở nghiêm trọng bởi chính
tình trạng trực thuộc chính phủ – tấm khiên bảo vệ họ trước đây. Tuy
nhiên với vị trí là cơ quan trực thuộc chính phủ, họ đã tránh được sự
thúc bách cổ phần hóa. Những thay đổi về kiến nghị trong hợp đồng
trói buộc giữa AFP và Chính phủ Pháp nhìn chung có lợi cho hãng,
nhưng sự chống đối trong và ngoài hãng cũng có ảnh hưởng một nửa
đến những nỗ lực khiến họ không thể mở rộng dịch vụ lên Internet
và những chương trình truyền thông đa phương tiện đang cần thiết
để bắt kịp đối thủ.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét