18
TẬP ĐOÀN NIKE
Tạo ngai vàng cho giày thể thao
Khi Michael Jordan thống trị sân bống rổ thị giây thể thao cũng
thống trị thế giới – và Nike là ông vua không thể tranh cãi trong ngành
kinh doanh giây. Công ty có trụ sở ở Oregon này đã hoàn toàn biến đổi
loại giây đế mềm khiêm tốn thành một phụ tùng thể thao thời thượng.
Điều này bắt nguồn cho một loạt các mẫu thiết kế theo công nghệ tiên
tiến dành cho từng mục đích sử dụng riêng biệt, được ra mắt mỗi năm
với ngày càng nhiều kiểu dáng mới lạ, chức năng tiện dụng và những
cái tên rất sành điệu. Người tiêu dùng lớn tuổi và có ý thức về sức khỏe
luôn háo hức sắm ngay cho mình những đôi giày dành đi bộ, tập thể
dục, chạy bộ hay chơi golf, và tất cả những thứ khác mà họ có thể gắn
vào đôi chân của mình. Khi Nike có sáng kiến bổ sung trên các dòng sản
phẩm của mình chữ ký của các vận động viên nổi tiếng thị dường như
mọi đứa trẻ trên trái đất này đột nhiên đều muốn được như Mike(1), Mia
(2)hay Tiger(3)
Nike nổi lên nhờ những trò tung hứng và quảng bá thương hiệu
của mình đến với rộng rãi công chúng. Họ đã phải hứng chịu những
chỉ trích mạnh mẽ – khi đúng, khi không – về việc bóc lột lao động
nước ngoài, nâng ý thức về thương hiệu của họ lên đến mức nghệ
thuật, tăng giá bán quá mức, xuất hiện tràn ngập trên sống radio và
truyền hình (chưa kể những bảng quảng cáo xuất hiện trên đường
biên của các sân vận động) với logo hình lưỡi liềm. Thậm chủ họ còn
lợi dụng các vận động viên triệu phú để xuất hiện trong các quảng
cáo có mặt khắp nơi.
Nhưng Nike không thể duy trì được lợi thế kinh doanh của mình
mãi mãi dù rằng trong nhiều năm họ là một tấm vé nóng: khoảng thời
gian 1994 -1997, doanh số của Nike tăng lên gần 150%, đạt mức 9,2
tỉ đô-la. Nhiều dòng sản phẩm mở rộng như áo ngoài cho vận động
viên xe đạp liên tục xuất hiện ngoài thị trường. Logo của công ty xuất
hiện ở khắp mọi nơi. Nike trở thành phụ trang không thể thiếu của
cả một thế hệ. Nhưng sau đó, gần như không được cảnh báo trước,
chiếc giày bên kia bỗng tuột ra. Giày ống đi bộ và giày da thường trở
thành sự lựa chọn của những đứa trẻ. Các đối thủ đã nhắm vào những
điểm yếu của công ty để phát triển sản phẩm cạnh tranh. Nike thưa
dần trong các danh sách mua hàng.
Tổng hành dinh của Nike tại Oregon
|
Dù vậy, ngày nay Nike
vẫn là một trong những công
ty dẫn đầu trong lĩnh vực của
mình. Họ vẫn mang đến cho
người tiêu dùng khoảng 500
mẫu giây được đánh giá cao
và nhiều dòng sản phẩm phụ
khác. Họ điều hành những
siêu cửa hàng khổng lồ cố tên
gọi Niketown và đang mở vài cửa hàng đặc biệt dành riêng cho sản
phẩm Jordan. Công ty vẫn tiếp tục bán hàng tỉ đô-la sản phẩm mỗi
năm trên hơn 100 quốc gia. Nhưng giờ đây họ không còn ở vị trí
thống trị nữa, và đối với Nike – đã quá quen với đỉnh cao vinh quang
– thị đây là một điều không thể chấp nhận được.
***
Quay về thời điểm năm 1962, không nhiều người chọn Eugene,
Oregon là nơi để khởi đầu một cuộc cách mạng. Khu học xá địa
phương của Đại học Oregon từ lâu đã là nơi thực hiện của một chương
trình đường đua rất thành công. Bill Bowerman – huấn luyện viên
trưởng của trường từ năm 1948 – vô tình khởi đầu một công việc
kinh doanh khi ông kết hợp với Phil Knight để phân phối giày thể
thao Tiger có xuất xứ Nhật Bản dưới thương hiệu BRS (viết tắt của
Blue Ribbon Sports). Vào năm 1964, họ đã bán được 1.800 đôi. Bốn
năm sau đó, một thiết kế giây của Bowerman đã trở thành mẫu bán
chạy nhất của công ty mẹ. Với một chút lạc quan cùng nhiều ý tưởng
phong phú, ông và Knight quyết định sản xuất 330 đôi giày cao-su-
và-da do họ tự thiết kế. Nét độc đáo của loại giây này là đế rất nhẹ,
được chế tạo từ chiếc khuôn lâm bánh quế của vợ Bowerman. Cả hai
bán hết số hàng với giá 3,30 đô-la một đôi, và khai sinh ra một tập
đoàn, cùng với một cuộc cách mạng.
![]() |
Giây trẻ em nhận hiệu Nike
|
Knight, người đã được Bowerman huấn luyện trước khi theo học lấy bằng
cử nhân quản trị kinh doanh tại Stanford, bắt đầu đi khắp nơi và rao
bán những đôi giày buồn cười này trên cốp xe hơi của ông. Sự kết hợp giữa tính
đột phá và sáng tạo của đôi giày đã giúp nó được nhiều người ưa chuộng và giúp
châm ngòi cho nỗ lực phát triển công ty
của họ. Họ cho ra mắt mẫu logo hình lưỡi liềm của công ty vào năm
1971, và bắt đầu thương hiệu Nike một năm sau đó tại giai đoạn tiền
Olympic thế giới Mỹ tại Eugene. Các vận động viên điền kinh hàng
đầu của thế giới (bao gồm bốn trong số bẫy vận động viên về đích
trước tiên trong cuộc đua marathon của kỳ Olympic 1972) nhanh
chóng mang những đôi giày của Nike. Năm 1974, công ty phát triển
thuận lợi với 250 nhân viên, hoạt động bán hàng ở cả Canada và Úc,
một nhà máy ở New Hampshire, và đạt được 4,8 triệu đô-la lợi nhuận.
Vận động viên điền kinh Olympic Steve Prefontaine – một người
được bảo trợ của Bowerman và là biểu tượng cho tinh thần thể thao
cũng như đại diện cho các thiết bị hỗ trợ tốt hơn của Nike – đã giúp
truyền cảm hứng cho đường lối kinh doanh của công ty cho đến khi
qua đời sau một tai nạn xe hơi thảm khốc vào năm 1975. Nhà doanh
nghiệp và huấn luyện viên cùng hợp sức và làm việc hết mình để giúp
công ty tiến lên phía trước. Với tên gọi có nguồn gốc từ vị thần chiến
thắng trong thần thoại Hy Lạp, công ty mới thành lập hừng hực khí
thế của họ đã đạt được những chiến thắng liên tiếp trong lĩnh vực thiết
kế giây và hoạt động kinh doanh. Các vận động viên chạy bộ rất thích
sử dụng sản phẩm của họ, còn các cửa hàng bán lẻ luôn sẵn lòng phân
phối chúng. Tay vợt tennis hàng đầu thời bấy giờ là John McEnroe trở
thành vận động viên chuyên nghiệp đầu tiên ký hợp đồng cộng tác với
họ. Và vào cuối thập niên 1970, với 2.700 nhân viên và 50% thị phần
trang phục thể thao công ty đã được cổ phần hóa.
Những năm đầu thập niên 80 là thời kỳ mở rộng các dòng sản
phẩm, quá trình thâm nhập thị trường, và xây dựng uy tín cho
thương hiệu trong cộng đồng người tiêu dùng. Vào lúc dòng sản
phẩm quần áo của Nike lần đầu tiên xuất hiện, logo hình lưỡi liềm đã
có mặt ở hơn 40 quốc gia. 58 vận động viên tại Olympic Los Angeles,
bao gồm cả Joan Benoit và Carl Lewis, đã đoạt được 65 huy chương
khi thi đấu bằng giây Nike. Và một trong những thỏa thuận may mắn
nhất từng được ký kết giữa một tập đoàn và một cá nhân, đó là hợp
đồng giữa Nike và tân binh của Chicago Bulls là Michael Jordan được
ký kết vào năm 1985 để cùng hình thành dòng sản phẩm giây bống
rổ Air Jordan và các loại quần áo thể thao liên quan khác. Một năm
sau bản hợp đồng đáng ghi nhớ này, doanh thu hàng năm của Nike
lần đầu tiên đạt mức 1 tỉ đô-la.
Nhưng ngay cả khi dòng sản phẩm Jordan của công ty đã định
nghĩa lại hoàn toàn nền công nghiệp sản xuất phụ tùng thể thao, thị
Nike vẫn trải qua những khó khăn vô cùng lớn. Một sự phân loại trong
việc phân bổ hàng hóa cũng như các vấn đề trong bộ phận bán hàng
dẫn đến một chuỗi những tổn thất về mặt thu nhập. Sau vài đợt cải tổ
quan trọng, các thay đổi về mặt điều hành kinh doanh đã được thực
hiện. Chiến dịch phá bỏ những quan niệm lâu đời với câu
slogan “Hãy hành động”(1), một chương trình giải trí có tên gọi là
P.L.A.Y. (Participate in the Lives of America’s Youth – Đồng hành
cùng giới trẻ Mỹ), cùng với những nỗ lực đa dạng trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường. Những tiến bộ về mặt công nghệ, mà Nike đã vận dụng
từ lâu, vẫn tiếp tục phát triển. Trong vòng 5 năm, sự kết hợp này đã
đưa tổng doanh thu nhanh chóng trở về mức hơn 3 tỉ đô-la. Việc thêm
vào các chi tiết cải tiến ở quần áo vào những năm 1990, cùng với việc
giành được chữ ký của một tay golf trẻ đầy hứa hẹn tên là Tiger Woods
đã nâng Nike lên tầm vóc của những tập đoàn huyền thoại.
Nhưng khó khăn vẫn chưa chấm dứt ở đây. Những chỉ trích liên tục
về cách đối xử với công nhân nước ngoài đã làm Nike vấp phải ánh mắt
ác cảm của công chúng. Họ đã không nắm bắt được thị hiếu của công
chúng khi bỏ qua hàng loạt trào lưu đang phát triển. Quảng cáo, là sức
mạnh vốn có của Nike, đã hoàn toàn thất bại. Công ty cũng thất bại trong
việc tận dụng Internet để phát triển kinh doanh ngay từ ban đầu.
Phil Knight, một con người không theo quy tắc nào cả và cũng là một
doanh nhân cứng rắn biết rằng không thể cưỡi ngựa xem hoa mãi (mặc dù ông
rất thích đi đánh golf với Tiger Woods và chạy lòng vòng trên chiếc mötö
Acura đen gắn biển số NIKEMN). Ông đã phải thừa nhận rằng tiến trình toàn
cầu hóa của công ty đã diễn ra quá nhanh và đã phân tán mỏng nguồn tài
nguyên của công ty. Ông đưa ra một chương trình tái hệ thống đồ sộ bao
gồm việc cắt giảm 1.900 công nhân và bỏ đi một số dòng sản phẩm mang nhãn
hiệu Nike. Ông tăng cường thời gian “thuyết giáo” về văn hóa công ty cho
hầu hết những nhân viên mới vào từ một giờ lên đến hai ngày ròng
rã với mong muốn rằng mọi người sẽ thấu hiểu nền tảng lịch sử văn
hóa mà qua đó Nike huyền thoại đã được phát triển. (Những đại diện
về công nghệ thậm chí còn phải trải qua một chương trình học tập
dài hơn – chín ngày làm việc liên tục – bao gồm chạy trên đường
chạy của Bowerman và ghé thăm nơi xảy ra tai nạn xe hơi định mệnh
của Prefontaine). Ông cũng đồng thời tách ra một dòng sản phẩm
quần áo mũi nhọn được gọi là AllCondition Gear (bộ quần áo, phụ
tùng sử dụng được trong mọi hoàn cảnh), hay còn gọi là ACG, tạo ra
một chi nhánh riêng với cùng lực lượng nhân viên, ngân sách và kế
hoạch quảng cáo của riêng nó.
Và bước đi có ý nghĩa nhất là Knight bắt đầu công khai xem xét
chính sách trả lương thấp cho lực lượng lao động ở các nước đang
phát triển. Lần đầu tiên ông đã thừa nhận rằng cả ông lẫn công ty đều
không xử lý mọi việc một cách tốt đẹp trong quá khứ. Để giúp thay
đổi việc này, ông đem Maria Eitel từ Microsoft về làm phó chủ tịch
thứ nhất của Nike, đảm nhận bộ phận quyền lợi của công nhân. Cô
có 95 nhân viên, và những nỗ lực của cô (như chương trình bổ túc
văn hóa cho công nhân Indonesia, và việc khử chất toluen hòa tan
độc hại trong hầu hết các dây chuyền sản phẩm) đã được chấp nhận
(dù là miễn cưỡng) bởi những người chỉ trích Nike nặng nề nhất.
Mẫu quảng cáo “Trân trọng Quá khứ”, “Ôm cả Tương lai”
của Nike
|
Với ACG và trung tâm mới được công thức hóa của mình,
Nike đang cố gắng thu hút lại những khách hàng đã quay
sang sử dụng các nhãn hiệu khác trong những năm gần đây.
Công ty cũng làm việc cật lực để thu hút giới trẻ, bộ phận mà họ chưa
chú ý nhiều trong quá khứ. Cuối cùng, Internet cũng đang trở thành
một phần quan trọng trong chiến dịch kinh doanh của công ty. Các
mẩu quảng cáo xuất hiện nhan nhản trên ti-vi và sách báo. Nike hiện
đang nghiên cứu cách thức để rút ngắn chu trình giữa thiết kế và sản
xuất để có thể thích ứng nhanh chóng hơn với các trào lưu mới cũng
như cải thiện dây chuyền cung cấp với những yêu cầu bán lẻ phù
hợp. Knight đã truyền đi một thông điệp không thể nhầm lẫn được là
họ sẽ không bỏ cuộc – và nhắc nhở các đối thủ hãy sẵn sàng cho một
cuộc đua nước rút trong tương lai không xa.
Thế giới có thể không còn phát cuồng với giây đế mềm nữa và Nike
có thể đã đánh mất một lượng người tiêu dùng đáng kể. Nhưng giày thể
thao vẫn còn xuất hiện khắp nơi. Và có nhiều người vẫn đánh cược rằng
Nike sẽ vẫn là thương hiệu vượt lên phía trước trong cuộc đua.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét