2
AT&T
Phép màu của Thế kỷ 19
• Người sáng lập: Alexander Graham Bell, Gardiner Hubbard và
Thomas Sanders
Thomas Sanders
• Logo:
• Vị trí trong nền kinh
tế thế giới: Hạng 27 (Fortune 500 – năm 2007)
• Nét đặc trưng:
Nhà tiên phong trong cuộc cách mạng ngành
truyền thông
truyền thông
• Sản phẩm chính:
Mạng hữu tuyến, vô tuyến (wireless), Internet,
truyền hình cáp
• Doanh thu:
63 tỉ đô-la (năm 2007)
• Lợi nhuận: 7,36 tỉ đô-la (năm 2007)
• Số nhân viên: 309.000 người (năm 2007)
• Đối thủ chính: America Online, MCI WorldCom, Sprint
• Chủ tịch kiêm CEO: Lendall L. Stephenson (năm 2007)
• Trụ sở chính: San Antonio, Texas, Hoa Kỳ
• Năm thành lập: 1877
• Website: www.att.com
• Lợi nhuận: 7,36 tỉ đô-la (năm 2007)
• Số nhân viên: 309.000 người (năm 2007)
• Đối thủ chính: America Online, MCI WorldCom, Sprint
• Chủ tịch kiêm CEO: Lendall L. Stephenson (năm 2007)
• Trụ sở chính: San Antonio, Texas, Hoa Kỳ
• Năm thành lập: 1877
• Website: www.att.com
Nếu có phép lạ nào đó giúp con người có thể nghe được tiếng nói
của nhau từ những khoảng cách vài trăm mết đến vài chục ngân ki-lô-
mết thị đó chính là “phép lạ” mà AT&T, cùng với Graham Bell, người
khai sinh ra công ty này, đã mang đến cho nhân loại.
AT&T (Công ty Điện thoại và Điện tín Hoa Kỳ - American Telephone
& Telegraph Company) cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp và truyền
thông Internet, truyền dữ liệu–hình ảnh–âm thanh đến các doanh
nghiệp và người tiêu dùng cũng như các cơ quan nhà nước. Trong lịch
sử phát triển của mình, AT&T đã từng là công ty điện thoại lớn nhất thế
giới, nhà điều hành mạng truyền hình cấp lớn nhất thế giới, cũng như
từng là một công ty độc quyền được Chính phủ Mỹ
bảo hộ.
Những kỹ thuật truyền thông hiện đại được hầu hết mọi người
công nhận là dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất của một xã hội phát
triển. Và, không có tập đoàn hay công ty nào có thể qua mặt được
AT&T trong lĩnh vực này. Công ty Điện thoại và Điện tín (American
Telephone & Telegraph) lâu đời và nổi tiếng thế giới AT&T vẫn luôn
đi tiên phong trong mọi bước phát triển của ngành kinh doanh thiết
yếu ngày càng lớn mạnh và phức tạp này – từ sự ra đời của chiếc điện
thoại đầu tiên của “Vua sáng chế” Alexander Graham Bell
Alexander Graham Bell (1847 - 1922): Nhà phát minh, sáng chế vĩ đại nười Mỹ, ông
là ông tổ của điện
thoại, máy hát dĩa, …
vào cuối thế kỷ
19 cho đến lúc phải xây dựng lại từ đầu dưới áp lực từ phía
chính phủ vào giai đoạn gần cuối thế kỷ
20. Và công ty đang tái cấu
trúc một lần nữa để chuẩn bị tiền đề nhằm tạo thêm một dấu ấn mới
cho riêng mình trong thế kỷ
21.
Công ty Điện thoại và Điện tín Hoa Kỳ (AT&T) từng là công ty mẹ
của một công ty được độc quyền hợp pháp có tên là Ma Bell - một
công ty đã độc chiếm thị trường đồng thời cung cấp cho Hoa Kỳ dịch
vụ điện thoại tốt nhất thế giới. Nhưng địa vị độc tôn của nó luôn làm
cho những quan chức đầu ngành và các đối thủ cạnh tranh cảm thấy
khó chịu, và kết quả là nó bị chia cắt bằng một chính sách chống độc
quyền của Chính phủ Hoa Kỳ. Mặc cho những e ngại về một hậu quả
khủng khiếp có thể xảy ra cho cả hai: công ty và cơ sở hạ tầng truyền
thông mà nó đã dày công tạo dựng, một AT&T mới được thành lập
một lần nữa và tiếp tục dẫn đầu ngành công nghiệp này với tư cách
là nhà cung cấp thiết bị và dịch vụ thống nhất, tập trung vào việc
phát triển các dịch vụ điện thoại đường dài. Khi thị trường thay đổi,
nó lại tiến thêm một bước nữa vào ba hướng kinh doanh chính, tập
trung vào dịch vụ truyền tải giọng nói, dữ liệu và hình ảnh.
Với hơn 80 triệu khách hàng tại Mỹ, AT&T đứng vững ở ngửi vị
độc tôn trong lĩnh vực kinh doanh của mình. Không còn nghi ngờ gì
nữa, mọi thứ đã thay đổi kể từ lúc Bell mở đầu cuộc cách mạng
truyền thông bằng câu nói đầu tiên của loài người qua đường dây
cáp: “Ngài Watson, hãy đến đây, tôi cần ông!” (1)
(1) Năm 1875, nhờ sự giúp đỡ tài chính của hai người bạn, Sanders và Hubbard, Bell đã thuê Thomas Edison, một nhà phát minh lỗi lạc khác của thế giới, làm trợ lý cho ông để cùng thực hiện các thí nghiệm về điện tín.. Công ty mà ông đã tạo
dựng nhằm truyền phát minh của mình đi khắp cả nước giờ đây đang
cung cấp rất nhiều dịch vụ truyền thông nội hạt, đường dài và truyền
thông không dây, bên cạnh dịch vụ truyền hình cáp và truy cập
Internet tốc độ cao. Người sáng lập ra AT&Tỏ chắc hẳn đã không tưởng
tượng ra được những bước phát triển vượt bậc như thế.
Dù vậy, việc kinh doanh và thương trường ngày nay luôn có rất
nhiều biến động, và những người nối nghiệp ông lại đang phải tiếp
tục vật lộn với những đổi mới mà họ hy vọng rằng chúng sẽ giúp họ
đương đầu được với những biến đổi có thể xảy ra bất cứ lúc nào, trong
cả lĩnh vực công nghệ lẫn cạnh tranh để giành thị trường.
***
Alexander Graham Bell đã cố gắng chế tạo một phiên bản hoạt
động bằng giọng nói của chiếc máy điện baáo… và đã thành công
ngoài mong đợi. Sau khi có được bằng sáng chế đối với thiết bị bước
ngoặt này nhờ những nỗ lực không mệt mỏi của mình, ông và hai
đồng sự khác thành lập nên Công ty Điện thoại Bell vào năm 1877.
Haven, Connecticut. Dưới sự lãnh đạo của Theodore Vail, người giữ
chức vụ giám đốc điều hành tối cao của Bell từ năm 1878 đến 1887,
công ty đã tiến hành cổ phần hóa. Họ đã chống đỡ được những thách
thức liên tiếp xuất phát từ các đối thủ tiềm tàng bằng cách ký kết các
hiệp ước không mang tính cạnh tranh cao, hoặc đơn giản là sáp nhập
với các công ty đó.
“ Máy điện thoại” của Công ty
Điện thoại Bell năm 1877 "
|
Vào năm 1881, Vail đã lắp đặt các tổng đài điện thoại theo giấy
phép vận hành (bản quyền) của AT&T trên hầu hết các thành phố lớn
nhỏ của Mỹ. Hai năm sau đó, ông giành được quyền kiểm soát
Western Electric và biến nó thành một xưởng sản xuất của AT&T. Sau
cùng ông mở thêm một bộ phận kỹ thuật cơ khí, và nó đã phát triển
thành Trung tâm phát triển sản phẩm Bell huyền thoại. Toàn bộ hoạt
động kinh doanh của ông bắt đầu được biết đến dưới tên gọi Hệ thống
Bell (Bell System) và chẳng bao lâu sau đó AT&T tuyên bố rằng họ
đạt doanh thu đến 10 triệu đô-la với 155.000 khách hàng có thể gọi
cho nhau qua hệ thống điện thoại. Sau khi được tái cấu trúc vào năm
1885, Vail bắt đầu quá trình xây dựng một mạng lưới trên toàn quốc
để cung cấp cho nước Mỹ
một dịch vụ điện thoại đường dài tốt nhất.
Vail trở thành chủ tịch của AT&T sau tái cấu trúc, nhưng những
bất đồng với các cố vấn kinh tế của công ty đã khiến ông phải từ
nhiệm hai năm sau đó. Dù vậy, công ty vẫn tiếp tục phát triển theo
đường lối mà ông đã đặt ra và không ngừng xây dựng hệ thống truyền
thông đường dài có quy mô toàn quốc, mà điểm bắt đầu của hệ thống
này là New York. Nó vươn đến Chicago vào năm 1892, Denver vào
năm 1899, và San Francisco vào năm 1915. Trung tâm phát triển sản
phẩm Bell liên tục có những cải tiến vượt bậc để nâng cao chất lượng
các cuộc gọi đường dài và ngày càng có uy tín trong lĩnh vực phát
triển, hoàn thiện các sản phẩm liên quan đến truyền thông. Tuy vậy
rất nhiều đối thủ cạnh tranh vẫn đe dọa sự thống trị của tập đoàn này.
Với việc các bằng sáng chế của Bell đang dần hết hạn và các nhà
doanh nghiệp ở khắp nơi đang tấn công vào thị trường kinh doanh
điện thoại, các sản phẩm cải tiến và dịch vụ đường dài là không đủ
để đảm bảo cho tương lai của AT&T. Trong giai đoạn từ năm 1894 đến
1904, hơn 6.000 công ty điện thoại độc lập đã bắt đầu hoạt động làm
tăng nhanh số lượng điện thoại đang sử dụng, từ 300.000 đến hơn 3
triệu chiếc. Nhiều khu vực của Mỹmới đón nhận dịch vụ này lần đầu
tiên, nhưng một số khu vực khác lại có hai hay nhiều nhà cung cấp
tranh giành lẫn nhau cùng hoạt động. Thật không may, phần lớn các
nhà cung cấp dịch vụ này lại có hạ tầng kỹ thuật không tương thích
với nhau, và thuê bao của dịch vụ này không thể gọi cho người sử
dụng dịch vụ của một công ty khác. Cùng lúc đó, Vail quay về lại
AT&T ở cương vị Chủ tịch, và với bản năng nhạy bén của mình, ông
đã đưa công ty vượt lên.
Trong suốt 20 năm xa AT&T, Vail nghiệm ra rằng hệ thống điện
thoại của cả nước sẽ hoạt động hiệu quả nhất nếu được chính phủ bảo
hộ độc quyền. Ông đã đề xuất
ý tưởng này trong bản thông báo hằng
năm của AT&T vào năm 1907 và còn kèm theo một chiến dịch quảng
cáo rầm rộ nhấn mạnh rằng đây là cách duy nhất mà công ty có thể
vận chuyển các đường dây kết nối điện thoại theo nhu cầu của cả
chính phủ lẫn người dân. Với khẩu hiệu “một hệ thống, một chính sách,
dịch vụ toàn cầu”, ông đã truyền đạt thành công thông điệp của mình
đến từng hộ gia đình. Cuối cùng chính phủ cũng chấp nhận đề xuất
của ông trong một chấp thuận vào năm 1913, được biết dưới tên gọi
Đạo luật Kingsbury. Cùng một số điều khoản khác, Đạo luật này yêu
mạng lưới của nó. Trước khi Vail về hưu vào năm 1919, Đạo luật
Kingsbury cuối cùng đã đưa công ty của ông đến một vị trí độc tôn
trong ngành kinh doanh điện thoại ở Mỹ
và mở đường cho sự thành
công trên thị trường quốc tế.
AT&T vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ sau khi Vail về hưu. Công
ty tham gia vào những lĩnh vực mới mẻ khác, chẳng hạn như phát
sóng radio, nhưng ban lãnh đạo mới của công ty muốn tập trung vào
việc cung cấp dịch vụ điện thoại cho mọi người dân Mỹ. Không bao
lâu sau, AT&T đã giảm bớt phần lớn tiền của đầu tư vào các dự án bên
lề này. Để tiếp tục tiến đến mục tiêu kết nối toàn cầu cho tất cả khách
hàng của mình, công ty đã mở ra vài dịch vụ mới, ví dụ như đường
dây xuyên Đại Tây Dương đến London. Mặc cho cái giá 75 đô-la cho
năm phút gọi khi dịch vụ mới được bắt đầu vào năm 1927, dịch vụ
này phổ biến đến mức không lâu sau đó nhiều thành phố khác ở châu
Âu cũng được kết nối với Hoa Kỳ. Những bước cải tiến như vậy, cùng
với đặc quyền bảo hộ của chính phủ, đã nhanh chóng giúp AT&T trở
thành tập đoàn đầu tiên trên thế giới có doanh thu hàng năm đạt đến
con số 1 tỉ đô-la.
Đến Thế chiến II, Bell đã sản xuất ra 90% tổng số thiết bị điện
thoại trên toàn nước Mỹ
và nắm giữ 98% thị phần dịch vụ điện thoại
đường dài. Số người Mỹ
sử dụng điện thoại cũng tăng lên như AT&T
đã hứa hẹn, đạt 50% vào năm 1945, 70% vào năm 1955 và 90% vào
năm 1969. Nhưng ngay cả việc trang bị cho mỗi hộ gia đình ở Mỹ
một
chiếc điện thoại cũng không thể khiến chính quyền liên bang thôi
ray rứt về một đạo luật quá cố lợi cho AT&T nhiều thập niên về trước.
Cuối cùng, họ đã ra tay vào năm 1949, với Bộ luật chống độc quyền
Sherman. Điều này đã dẫn đến một sắc lệnh năm 1956 buộc AT&T
phải giới hạn sự tham gia của mình trong các hoạt động của hệ thống
điện thoại quốc gia.
Đến thập niên 1960, khi vài công ty mới nổi được phép kinh
doanh một dịch vụ điện thoại không dây mới và mở ra những dịch vụ
thành công ty lớn nhất trên thế giới– với số nhân viên lên đến gần 1
triệu người và thu lợi nhuận còn
nhiều hơn cả tập đoàn General
Motors, Exxon và Mobil cộng lại.
Các nhà chức trách liên bang cảm
thấy ngày càng khó chịu với việc
công ty nắm giữ 80% thị phần của
thị trường truyền thông Mỹ. Và thế
là vào năm 1974, Bộ Tư pháp Mỹ
đã đưa ra một bộ luật đặt dấu chấm
hết cho Ma Bell
Các tổng đài viên của Bell Systems
năm 1952
|
***
Trong khi các tranh tụng pháp lý vẫn tiếp diễn, AT&T nhận thức
rằng họ chắc chắn sẽ bị buộc từ bỏ 22 công ty con mà qua các công
ty này họ cung cấp dịch vụ điện thoại quốc nội của mình. Với việc
công bố tầm nhìn tương lai vào “ngành kinh doanh xử lý thông tin”,
họ chuẩn bị những bước đi mới cho ngày mà công ty không còn sự
bảo hộ của chính phủ. Và đúng như AT&T dự đoán, năm 1982, họ bị
buộc phải từ bỏ sự độc quyền của mình đối với các tổng đài điện thoại
trong nước, nhưng vẫn được phép duy trì các bộ phận dịch vụ đường
dài, sản xuất và nghiên cứu cũng như phát triển công nghệ. Sau đó
Bộ Tư pháp Mỹ đồng ý
dỡ bỏ Điều luật 1956 và vào ngày 01 tháng 01
năm 1984, một công ty AT&T mới được ra đời một lần nữa – cùng với
nó là bẫy công ty con “Baby Bell” hoạt động độc lập.
Đây là sự chia cắt lớn nhất của một công ty kể từ sau vụ Standard
Oil năm 1911 và nó đã bị phản đối dữ dội từ nhiều phía. Có người cho
rằng dịch vụ điện thoại sẽ bị chấm dứt vĩnh viễn; những người khác
lại nói điều này sẽ khiến lượng người tiêu dùng và các chỉ số gia tăng
bị giảm sút nghiêm trọng. Lúc bấy giờ một ngày có đến 800 triệu cú
điện thoại được thực hiện trên toàn nước Mỹ, và nguy cơ đã hiển hiện
trước mắt. Nhưng rồi các mối lo cũng qua đi một cách êm thấm, tương
tự như thảm họa máy tính Y2K vậy. AT&T vẫn lớn gấp đôi so với đối
thủ nguy hiểm nhất của nó trong cùng lĩnh vực kinh doanh về cả vốn
liếng, kỹ thuật, lẫn nhân lực. Trong thập kỷ
kế tiếp, họ đã tận dụng
nguồn lực dồi dào của mình để trở thành nhà cung cấp chính cho các
dịch vụ truyền thông, mạng lưới thiết bị và máy tính. Để đẩy mạnh
cho mục tiêu này, năm 1995 công ty thông báo sẽ tách ra một lần nữa,
lần này là thành 3 công ty con: AT&T, chuyên cung cấp dịch vụ điện
thoại đường dài và các dịch vụ truyền thông khác; Viện nghiên cứu
Lucent, chế tạo và kinh doanh điện thoại, các thiết bị chuyển đổi mạng
lưới, vi mạch máy tính và các phần cứng khác; và tập đoàn NCR, một
công ty máy tính mà họ đã mua bốn năm trước đó.
C. Michael Armstrong đảm nhận cương vị Chủ tịch kiêm CEO vào
năm 1997, và chỉ trong vòng một năm ông đã đưa công ty theo một
hướng đi khác bằng cách mua lại TCI, nhà cung cấp truyền hình cáp
lớn nhất nước Mỹ. Sau đó ông ta đã đưa ra những kế hoạch nhằm kết
hợp các tiện ích truyền thông đa dạng của AT&T với đường truyền
hình cấp, dịch vụ điện thoại trong nước và đường dài, cùng với đường
truyền Internet tốc độ cao. Năm
tiếp theo ông lại mở rộng hoạt
động kinh doanh bằng cách hình
thành một liên minh với tập đoàn
British Telecom để cung cấp dịch
vụ điện thoại không dây trên toàn
thế giới.
Tuy đạt được một số thành tựu
khả quan dưới thời Armstrong,
nhưng khi bước sang thế kỷ
mới, AT&T phát triển một cách khá trì
trệ. Người đứng đầu trước đó của
TCI đã có ý muốn mua lại công ty
đã từng thôn tính công ty của ông
ta, và đã có những suy đoán rằng Armstrong sẽ buộc phải phân chia
công ty của mình một lần nữa.
Ngày 31/01/2005, SBC (Southwestern Bell Corporation) tuyên
bố mua lại AT&T Corp. Ngày 30/06/2005, các đại cổ đông của AT&T
đã họp tại Denver và đồng
ý bán công ty. Bộ Tư pháp Mỹ đã làm rõ
hồ sơ và Ủy ban Truyền thông Quốc hội Mỹ
đã chuẩn thuận đề nghị
của SBC và AT&T vào ngày 31/10/2005. Cuộc sáp nhập chính thức
bắt đầu kể từ ngày 18/11/2005.
Ngày 29/12/2006, Ủy ban Truyền thông Quốc hội Mỹ
chấp thuận
cuộc sang nhượng BellSouth với giá 86 tỉ đô-la và liên doanh mới vẫn
giữ lại tên gọi AT&T. Cuộc hợp nhất này góp phần củng cố quyền sở
hữu cả hai bộ phận Cingular Wireless và Yellowpages.com, một thời
là một liên doanh giữa BellSouth và AT&T.
Giữa năm 2007, Chủ tịch kiêm CEO mới của AT&T Randall
Stephenson bắt đầu thảo luận về trọng tâm lấy công nghệ và dịch vụ
không dây (wireless) làm nền tảng mới cho sự phát triển của một
AT&T “mới”, bao gồm các loại hình đa phương tiện mới như
VideoShare, U-verse và đưa Internet tốc độ cao đến các vùng nông
thôn xa xôi hẻo lánh của Mỹ. Đồng thời Stephenson tiếp tục mua
thêm một số công ty khác như Dobson Communications vào ngày
29/06/2007, Interwise vào ngày 02/11/2007 với giá 121 triệu đô-la,
và mua lại làn sóng 700MHz từ Aloha Partners vào ngày 09/10/2007
với giá 2,5 tỉ đô-la.
Trong cuộc chơi toàn cầu ngày nay, dù kết quả cuối cùng có như
thế nào với AT&T thị vai trò và sứ mạng lịch sử của công ty này
trong sự phát triển một thế giới hiện đại của chúng ta là một điều
không thể chối cãi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét