HÃNG Ô TÔ FORD

Thứ Ba, 8 tháng 4, 2014
3
HÃNG Ô TÔ FORD
Nhân loại đi nhanh hơn và xa hơn nhờ những
chiếc xe mang nhãn hiệu Ford



   Nếu AT&T từng tạo ra “phép màu” giúp đôi tai nhân loại trở nên

“thính” hơn trước những khoảng cách tưởng như vô tận thị Ford Motors
đã biến ước mơ của con người về “đôi hia vẩn dặm” trở thành sự thật.
Mọi khoảng cách về  địa lý  và  thời gian đều bị rút ngắn bởi những ý
tưởng “thay đổi cả thế giới” của Ford. 

     Dấu ấn rõ nét nhất của Tập đoàn  ô tô Ford là  việc Henry Ford đã  áp dụng
phương pháp “dây chuyền sản xuất hàng loạt”. Bước cải tiến tuy đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả này đã thay đổi hoàn toàn khái niệm “sản xuất và lắp ráp”. 
Sau khi ra đời, Ford Corp. đã nhanh chóng trở thành một người khổng lồ  trên
thế  giới, một cỗ  máy tổng hợp với các quy trình khép kín của một trong những 
nhãn hiệu  ô tô nổi tiếng nhất hành tinh. 
Henry Ford (1863 – 1947)
         Ngày nay Ford đang tạo dựng một hình ảnh mới mẻ
và có phần đáng ngạc nhiên với phương châm bảo vệ môi trường.

       Trong một ngành công nghiệp tưởng như không bao giờ có thể đi
cùng hướng với  việc bảo vệ môi trường, nhiều người xem bước đi này
của Ford là vô cùng kỳ lạ. Bước chuyển biến mới này được bắt đầu
vào tháng 5 năm 2000, khi vị chủ tịch tập đoàn mới được bổ nhiệm
William Clay Ford, Jr. – cháu cố của nhà sáng lập Henry Ford – lần
đầu tiên thừa nhận rằng các loại xe dạng thể thao gây ö nhiễm nhiều
hơn xe bình thường và có thể gây tác hại lâu dài cho những người lưu
thông trên đường phố. Ông trịnh trọng tuyên bố  rằng Ford sẽ  sản
xuất ra những chiếc xe kiểu mới, sạch hơn và  thân thiện với môi
trường hơn. Ông còn cam kết giảm thiểu độ tiêu hao nhiên liệu của
sản phẩm Ford xuống 25% trong vòng năm năm kế tiếp và thách thức
các đối thủ cạnh tranh khác làm được như vậy.

       Những sáng kiến này đã vấp phải nhiều sự nghi ngờ về tính khả
thi, nhưng Ford rất giỏi trong việc nắm bắt tâm lý khách hàng và thay
đổi sản lượng một cách hợp lý. Dòng xe Model T, tiếng vang đầu tiên
của công ty, đã thống trị thị trường  ô tô thời kỳ đầu bằng việc cung
cấp một phương tiện đi lại tiết kiệm và đáng tin cậy cho giới trung và
thượng lưu. Khi sản lượng bán ra bắt đầu chậm lại, Ford chuyển sang
sản xuất những dòng sản phẩm có  bề  ngoài bắt mắt và  nhiều tiện
nghi hơn. Họ giới thiệu các dòng sản phẩm mới, trở thành một trong
những nhà sản xuất  ô tô đầu tiên phát triển rộng rãi đến các châu lục
khác, hiện đại hóa thiết bị sản xuất, mở ra một công ty con chuyên
đảm trách các hoạt động tài chính, thậm chí Ford còn mua lại những
công ty  ô tô nhỏ khác nhằm mở rộng thị phần của mình.


Ford Model-T, 1925

      Ngày nay, bên cạnh các nhãn hiệu xe hơi nổi tiếng khác như Aston Martin,
Jaguar, Lincoln, Mercury, Land Rover… Ford còn là nhà sản xuất xe tải hàng
 đầu thế giới, và  đứng thứ  hai về  sản xuất xe hơi nói chung. Bộ phận tín dụng
 của Ford là công ty tài chính  ô tô hàng đầu của Mỹ. Và, theo yêu cầu của 
người tiêu dùng, công ty đang dẫn đầu ngành công nghiệp trong việc hướng
đến sản xuất các sản phẩm không gây ö nhiễm môi trường.

                                                             ***
        Hãng  ô tô Ford chính thức hoạt động vào năm 1903, khi Henry
Ford và 11 cộng sự góp vốn 28.000 đô-la để mở một xưởng sản xuất
rất khiêm tốn trong một nhà máy lắp ráp máy bay cũ kỹ ở Detroit.
Với cương vị là giám đốc kiêm kỹ sư trưởng, Ford đã trông đợi điều
này gần như suốt cuộc đời mình. Vài tuần sau, ông bán chiếc Ford
Model A hai xi-lanh cho một nha sĩ ở Chicago và trong vòng 14 tháng
tiếp theo, ông đã bán ra 1.700 chiếc khác.


                Ford GT90 - 2007                               Ford Taurus - 2008

     Sinh năm 1863 ở Greenfield Township, Michigan, thời niên thiếu

Henry Ford là một cậu bé thích theo đuổi lĩnh vực cơ khí hơn là việc
nông trang - công việc mà ông được mong đợi là sẽ cùng làm với năm
người em của mình. Số phận của ông lên tiếng gọi vào năm Ford 13
tuổi, khi ông thấy một cỗ máy hơi nước tự vận hành. Ford đã nhảy ra
khỏi chiếc xe ngựa mà ông đang đi với cha để ngắm nghía nó và ngay
lập tức quyết định rằng mình sẽ trở thành một kỹ sư cơ khí. Ba năm
sau ông đến Detroit và làm thợ máy tập sự cho Hãng  ô tô Michigan.
Sau hai năm, ông nhận một vị trí tốt hơn: kỹ sư cho Công ty Edison
Illuminating.

     Trong khi làm việc ở Edison, Ford bắt đầu nghiên cứu chế tạo một
chiếc xe chạy bằng động cơ xăng. Vào năm 1896, ông sản xuất ra
chiếc xe đầu tiên của mình: chiếc Quadricycle, có bốn bánh như bánh
xe đạp, một vô-lăng để  lái, hai bánh truyền động nằm phía trước.
Nhằm tập trung hoàn toàn vào việc cải tiến những ý tưởng của mình,
ông rời khỏi Edison vào năm 1899 để mở Công ty Detroit Automobile.
Công ty này hoạt động không thành công và một công ty thứ hai được
thành lập hai năm sau đó cũng có kết cục tương tự. Nhưng ở lần thứ
ba, với một công ty mang chính tên ông và có đủ số vốn để giải quyết
những khó khăn tài chính ban đầu, ông đã gặt hái được những thành
công vang dội.

      Những năm đầu thật sự là quãng thời gian phát triển vô cùng mạnh
mẽ của Hãng Ford. Họ mở Chi nhánh Ford - Canada chỉ một năm sau
ngày thành lập. Vào năm 1907, công ty đã xuất khẩu xe hơi sang châu
Âu. Trong vòng mười năm sau đó, họ đã có trong tay những nhà
máy sản xuất ở  Úc, Nam Phi và  Nhật Bản. Trong khi đó, Henry Ford vẫn
không ngừng đưa ra những thiết kế  mới. Ông dùng những ký tự  nối tiếp 
nhau trong bảng chữ cái để đặt tên cho các mẫu thiết kế này, dù nhiều bản
thiết kế không bao giờ được đưa vào sản xuất. Một trong những mẫu
thiết kế được sản xuất là dòng xe Model N, một chiếc xe mạnh mẽ với
bốn xi-lanh và có giá bán 500 đô-la. Vì ông phải chịu trách nhiệm gần
như hoàn toàn cho những sản phẩm đầu tiên này nên không có gì ngạc
nhiên là Ford nhanh chóng trở thành Chủ tịch công ty và là chủ sở hữu
chính của hãng.

Ford Quadricycle 1896 - 
Một trong những chiếc “xe hơi” đầu tiên của nhân loại

     Bước ngoặt lớn mở ra vào năm 1909 khi Henry Ford công bố dòng
xe Model T. Còn được biết đến dưới tên gọi Tin Lizzie, nó đã thật sự
gây được sự chú ý của công chúng và Ford nhanh chóng nhận được
10.000 đơn đặt hàng cho sản phẩm này. Nhu cầu thị trường buộc ông
phải mở  một xưởng sản xuất lớn hơn gần khu vực Highland Park.
Nhưng hướng giải quyết này cũng không bắt kịp tiến độ thị trường
đòi hỏi vì quy trình sản xuất lúc ấy đòi hỏi từng công nhân riêng lẻ
phải lắp ráp toàn bộ một chiếc xe trước khi chuyển sang lắp ráp chiếc
khác. Ford đã dùng kỹ năng cơ khí của mình để giải quyết vấn đề, và
vào năm 1913, ông tìm ra một cách để tăng tốc độ sản xuất bằng cách
sử dụng và phát triển một bước cải tiến mới trong sản xuất gọi là dây
chuyền lắp ráp. Ban đầu, các công nhân đi từ một chiếc xe đã hoàn
thành một phần đến một chiếc khác chỉ để gắn một bộ phận giống
nhau – và cứ như thế; sau cùng, Ford đã cải tiến kỹ thuật này bằng
cách đặt mọi thứ vào băng chuyền để các phần của chiếc xe và bản
thân chiếc xe được chuyển thẳng đến từng công nhân. Hệ thống này
làm việc hiệu quả  đến mức chỉ trong một năm Ford đã  có  thể  sản
xuất được 168.000 chiếc xe hơi – giúp dòng xe Model T chiếm lĩnh
một phần ba thị trường  ô tô trên toàn nước Mỹ.

      Dù vậy, Ford vẫn không dừng bước. Ông mua lại cổ phần của các
đối tác trong công ty và xây dựng khu phức hợp công nghiệp lớn nhất
thế giới. Ông mua lại công ty  ô tô Lincoln và bắt đầu sản xuất xe tải,
xe kéo, và cả máy bay. Thậm chí ông còn ra tranh cử chức nghị sĩ,
nhưng việc này không thành công. Và khi lượng xe Model T bán ra
sút giảm vì cạnh tranh quyết liệt sau khi chiếc xe thứ một triệu được
sản xuất, Ford đã phát triển một phiên bản nhanh hơn và nhiều tiện
nghi hơn, với tên gọi giống sản phẩm đầu tiên của Ford. Dòng xe
Model A mới này được ra mắt vào năm 1927, và  400.000 đơn đặt
hàng đã được gửi tới, thậm chí trước khi quy trình kỹ thuật sản xuất
dòng xe này được bắt đầu. Gần hai triệu chiếc xe đã được bán hết cho
đến khi thị trường chứng khoán sụp đổ hai năm sau đó.

      Nhưng ngay cả  cuộc Đại Khủng hoảng Kinh tế  thế  giớicũng
không cản nổi bước tiến của Henry Ford. Ông tiếp tục giới thiệu động
cơ V-8 đầy sức mạnh và dòng xe trung cấp Mercury. Đây là sản phẩm
có lượng bán ra tăng liên tục cho đến khi Thế chiến II làm cho việc sản
xuất các dòng xe dân dụng bị đình trệ. Trong chiến tranh, các xưởng
sản xuất của Ford đã cho ra đời máy bay ném bom B-24, xe jeep, xe
tăng và các máy móc quân dụng khác. Và vào năm 1945, xe chở khách
xuất hiện trở lại trên dây chuyền sản xuất của ông. Henry Ford qua đời
hai năm sau đó ở tuổi 83 và không có nhiều thời gian để tận hưởng hết
sự hồi sinh này.

     Tuy nhiên, dây chuyền sản xuất mà ông phát minh tiếp tục vận
hành một cách trơn tru. Những thiết kế cải tiến như dòng xe thể thao
Thunderbird được ra mắt thường xuyên, và không lâu sau, công ty cổ
phần hóa vào năm 1956 bằng cuộc phát hành cổ phiếu rầm rộ để kỷ
niệm chiếc xe thứ 50 triệu được sản xuất. Người chấu Henry Ford II
đã lên thay vị trí của ông, và trách nhiệm kinh doanh dần dần được
chuyển sang những người có  tư tưởng đối nghịch, như Robert
McNamara (người từ chức vào năm 1961 để trở thành Bộ trưởng Bộ
Quốc phòng Mỹ) và Lee Iacocca (ra đi vào năm 1978 để nắm giữ chức
Chủ tịch Hãng Chrysler). Một chuỗi những năm tháng không thành
công nối tiếp sau đó – như điều đã xảy ra với tất cả các công ty sản
xuất  ô tô khác của Mỹ – vì có sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh
ngày càng nhiều và mạnh mẽ đến từ Nhật Bản. Nhưng những mẫu xe
cải tiến, như Taurus hay Escort, cùng với dòng xe tải nhỏ F đã giúp
Ford trở lại với cuộc đua. Vào năm 1986, lần đầu tiên trong sáu thập
kỷ doanh thu của công ty đã qua mặt General Motors và họ đã mua lại
Aston Martin, Jaguar cùng một số công ty khác. Tuy nhiên, chỉ năm
năm sau, một giai đoạn bất ổn và trì trệ đã khiến Ford phải đón nhận
năm kinh doanh thua lỗ lớn nhất trong lịch sử hoạt động của mình.

                                                     ***
Dòng xe Thunderbird của Ford

      Từ  giữa thập niên 90 của thế kỹ  trước, khi Ford sản xuất chiếc
xe thứ  250 triệu, công ty đã  thực hiện hàng loạt thay đổi triệt để
nhất kể từ khi Henry áp dụng dây chuyền lắp ráp của mình vào sản
xuất. Một trong những thay đổi lớn nhất là  Ford 2000, một kế  hoạch
đầy tham vọng bao gồm sự phát triển các thiết kế mới, một bản thỏa
thuận với Nissan để bán xe Ford ở Nhật, và ký hợp đồng với Hertz,
công ty cho thuê xe lớn nhất thế  giới. Những bước đi này nhanh
chóng được tiếp nối với việc mua lại dây chuyền bảo dưỡng xe  ô tô
lớn nhất châu Âu và những kế hoạch cho một nỗ lực tương tự ở Mỹ.
Việc mua lại Hãng xe Volvo của Thụy Điển đã bổ sung cho Ford một
dòng xe cao cấp cùng với sự  có  mặt ngày càng nhiều ở  châu Âu.
Những bước đi mạnh mẽ vào các thị trường tiềm năng và chưa được
để  ý  nhiều như Trung Quốc, Ấn Độ  và  Việt Nam được gấp rút tiến
hành. Việc gia nhập các dự  án kinh doanh với Microsoft và
Priceline.com để bán xe hơi trên mạng Internet cũng được thực hiện.

      Ngoài ra Ford còn bắt đầu sử dụng máy tính để giảm chi phí và
thời gian phát triển cho tất cả mọi thứ, từ việc giả lập các vụ đụng xe
đến thiết kế ban đầu của xe. Cần nói thêm rằng, để thí nghiệm một
vụ đụng xe, Ford phải bỏ ra 60.000 đô-la cho một lần thử vào năm
1985, nhưng hiện nay với phần mềm giả lập trên máy tính, họ chỉ tốn
… 10 đô-la. Về thiết kế, một công việc từng tốn 12 người trong vòng
12 tuần để hoàn tất, giờ đây có thể được hoàn tất chỉ trong vòng ba
tuần với một người duy nhất. 

      Để đẩy mạnh sự hiểu biết về máy tính trong đội ngũ nhân viên,
Ford đã thông báo một chương trình hỗ trợ tài chính cho phép tất cả
các nhân viên mua một chiếc máy tính gia đình cùng với máy in màu
và đường truyền Internet mà chỉ phải trả góp 5 đô-la một tháng.
Chương trình gây chấn động nhất trong số này là nỗ lực mới được
bày tỏ của Ford để “kết hợp công nghiệp hóa với chủ nghĩa bảo vệ môi
trường”, như vị chủ  tịch này và  gia đình thừa kế  đã  nói trên tờ
Newsweek vào mùa xuân năm 2000 – nhưng đó khó có thể là điểm kết
thúc của quá trình chuyển biến đang diễn ra của Ford. Chỉ trong vòng
một tháng sau thông báo này, công ty đã trở thành một trong những
nhà sản xuất lớn của thế giới cung cấp một chế độ phúc lợi y tế trọn gói
cho người đối ngẫu (vợ hoặc chồng) của các nhân viên của mình. Một
tháng sau đó, công ty tuyên bố rằng họ bắt đầu chế tạo xe hơi trong các
xưởng sản xuất ở Nhật Bản, được điều hành bởi đối tác là Hãng Mazda.
Trước đó, vào tháng 09 năm 1995, Tập đoàn Ford Motor Việt Nam
và khai trương nhà máy lắp ráp tại tỉnh Hải Dương, với tổng diện tích
17.400 mvà công suất 14.000 xe một năm. Tổng vốn đầu tư của Ford
Việt Nam là 102 triệu USD, trong đó  Ford Motor góp 75% số  vốn và  
Công ty Diesel Sông Công Việt Nam có 25% vốn góp. 

  
Nhà máy Ford tại Hải Dương – Việt Nam
         Đây là  liên doanh  ô tô có  vốn đầu tư lớn nhất và cũng là một trong 
những dự  án đầu tư lớn nhất của Mỹ tại Việt Nam. Tổng số nhân viên tại 
Ford Việt Nam là hơn 580 nhân viên.

      Nhà máy Ford tại Hải Dương là nhà máy ô tô đầu tiên và duy nhất
tại Việt Nam được cấp cả  ba chứng chỉ chất lượng ISO 9001; ISO
14001 và QS 9000. Tháng 6 năm 2005, Ford Việt Nam cũng đã vượt
qua các kiểm định cần thiết và đạt tiêu chuẩn nhận chứng chỉ chất
lượng ISO:TS 16949 chuyên ngành công nghiệp  ô tô

      Năm 2005, các công ty chứng khoán đã đồng loạt định giá giảm trái
phiếu của cả Ford lẫn General Motors. Họ chỉ ra rằng chi phí phúc lợi
cho lực lượng lao động có tuổi, xăng dầu tăng giá, thị phần tan rã, doanh
thu lệ thuộc quá nhiều vào sản lượng xe thể thao bán ra, lợi nhuận của
các dòng xe hạng nặng giảm mạnh do chi phí “ngoài lề” tăng cao trong
nỗ lực vực dậy doanh söë… là một gánh nặng cho hai công ty này.
Tháng 01 năm 2008, Ford khai trương website một trang web liệt
kê 10 Quy tắc Không thể đánh bại của Ford (10 Ford Tough Rules) 
một chuỗi các trang web liên kết với chương trình truyền hình tương
tác COPS Show TV để quảng bá sâu rộng hơn nữa hình ảnh của họ. 

     Nếu còn sống, có lẽ Henry Ford không đồng ý với tất cả những
bước đi liên kết này, nhưng ông sẽ hài lòng vì nhờ đó, Ford Motors
vẫn duy trì vị trí hàng đầu một cách vững chắc trong nền công
nghiệp mà ông đã dồn hết tâm huyết để xây dựng từ đầu thế kỷ trước.

 Henry Ford đã nói:

“Không có việc gì là quá khó nếu bạn biết chia nhỏ nó ra.”

“NOTHING IS PARTICULARLY HARD IF YOU DIVIDE ITINTO SMALL JOBS.”







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét