8
TẬP ĐOÀN CBS
Tin tức và truyền hình có thể chấm dứt
cả một cuộc chiến
Khi Walter Cronkite trở về từ chuyến khảo sát thực tế tình hình
chiến sự ở Việt Nam vào năm 1968, ông đã trang trọng ngồi vào vị trí
quen thuộc của mình sau chiếc bàn đưa tin. Và bản tin buổi tối của đài
CBS ngày hôm đó đã thay đổi diễn biến của cả một cuộc chiến tranh.
Sau khi đèn đỏ của máy quay phim bật sáng, “Người đàn ông được tin
cậy nhất nước Mỹ” lập tức nhìn chằm chằm vào những thính giả đông
đảo vô hình trước mặt mình rồi trang nghiêm và đắn đo buông ra từng
lời một câu nói cố sức công phá tương đương một quả bom tấn: “Đất
nước của chúng ta”, Cronkite bắt đầu nói, “đã sa lầy tại Đông Nam AÁ
và điều này chỉ có thể kết thúc thông qua thương lượng với đối
phương”. Trong khi đó tại Nhà Trắng, Tổng thống Lyndon Johnson cau
có với các trợ lý của mình: “Nếu chúng ta mất sự ủng hộ của Walter,
chúng ta sẽ mất đi sự ủng hộ của cả đất nước”.
Nhiều phóng viên đến vùng chiến sự trước đó ít lâu cũng quay
về với những bản tin tương tự. Đó là một trong những lý do vì sao
Johnson và bộ máy quyền lực của mình đã nhanh chóng mất đi sự
ủng hộ của công chúng. Nhưng khi Cronkite nói rằng hoàn cảnh
của nước Mỹ là vô vọng, thị mọi chuyện đã được nhìn nhận theo
một cái nhìn cao hơn, sâu hơn. Chương trình Tin tức của đài CBS
đã tạo được dư luận sâu rộng và gần như không có đối thủ. Nó được
hàng triệu người đánh giá cao. Ngay cả tổng thống cũng nhận thấy
điều đó: nếu Cronkite nói nước Mỹ thua cuộc, thị có nghĩa là nước
Mỹ đã thua.
Những sự kiện như vậy đã thể hiện tầm ảnh hưởng của hệ thống
tin tức truyền hình đài phát thanh Columbia, vốn có tiếng nói tương
đương với những tờ báo hàng đầu tại Hoa Kỳ – và đôi khi còn vượt trội
hơn. Ïkñp vững chắc của CBS bao gồm Edward R. Murrow, Eric
Sevareid, Howard K. Smith và nhiều người khác đã thực hiện những
bản tin đầu tiên từ thời Thế chiến II cho mạng lưới truyền thanh CBS.
Sau chiến tranh, CBS bước vào lĩnh vực truyền hình và duy trì sức đẩy
báo chí với những bộ phim tài liệu mang tính bước ngoặt của Murrow,
cùng với bản tin phê bình gay gắt vào năm 1954 đối với thượng nghị sĩ
Joseph McCarthy, mà sau đó đã dẫn đến sự sụp đổ của cuộc chiến tranh
lạnh chống các nước xã hội chủ nghĩa. CBS nối tiếp những thành công
tuyệt vời này trong những lĩnh vực khác, với sự góp mặt của nhiều ngôi
sao sáng giá nhất trong lĩnh vực truyền hình, được nhiều người biết
đến với tên gọi Mạng lưới Tiffany và nhận được sự tôn trọng cao nhất
trong lịch sử ngành phát thanh truyền hình Mỹ.
![]() |
Một buổi phát tin trên truyền hình của CBS
|
Mạng lưới truyền hình với logo hình con mắt này đã đi được một chặng
đường dài kể từ khi William Paley lần đầu tiên kết hợp chúng lại một cách
đúng đắn trước đó bốn thập kỷ. Và đối với người Mỹ khi đó thị CBS là
đài phát thanh truyền hình duy nhất đáng để theo dõi. Những người kế
nhiệm của Paley - Murrow và Cronkite - không phải lúc nào cũng
được chú ý như vậy. Và khi toàn hệ thống truyền hình chính thức
rơi vào quãng thời gian khó khăn giai đoạn cuối thế kỷ 20, CBS là
một trong những hãng bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
***
William S. Paley sinh ra ở Chicago vào năm 1901. Gia đình giàu
có của ông sở hữu công ty Congress Cigar. Khi Paley tốt nghiệp đại
học Pennsylvania’s Wharton vào năm 1922, ông chọn con đường
kinh doanh của gia đình. Dù vậy, sau khi ký hợp đồng quảng cáo
thương hiệu của công ty trên một đài phát thanh mới của địa phương,
Paley trở nên vô cùng say mê với phương tiện truyền thông đang
phát triển này. Vào năm 1928, ông đã quyết định chuyển từ kinh
doanh thuốc lá sang lĩnh vực phát thanh.
![]() |
William S. Palley trên trang bìa của Tạp chí
Time năm 1938
|
Paley bắt đầu sự nghiệp của mình bằng việc mua lại một nhóm nhỏ các
đài phát thanh mà sau đó ông đổi tên thành công ty phát thanh Columbia.
đài phát thanh mà sau đó ông đổi tên thành công ty phát thanh Columbia.
Để nhanh chóng biến nó thành một thế lực mạnh mẽ trong ngành công
nghiệp này, ông dời trụ sở đến Đại lộ Madison ở New York và
thay đổi phương pháp ký hợp đồng với các đài chi nhánh. Khi
đó, công ty dẫn đầu trong lĩnh vực phát thanh là NBC tính giá
các đài phát thanh truyền tải chương trình của họ; nhưng
Paley trao đổi chương trình của mình để lấy năm giờ phát sóng của
chi nhánh mỗi tuần, và sau đó ông quảng cáo thu tiền trên đó. Sự trao
đổi này sinh lời rất nhanh và tăng số chi nhánh sau một năm lên 47
và sau hai năm là 70 chi nhánh.
Giống như Internet được phát minh những năm sau này, Paley
cũng nhận thức được ngay từ đầu rằng chìa khóa thành công đối với
một phương tiện thông tin đại chúng là kiểm soát được nội dung hơn
là chú ý quá nhiều đến phương tiện. Ông hiểu rằng sự phát triển
trong tương lai và lợi nhuận sẽ đến nhanh hơn nếu ông tập trung vào
việc nâng cao chất lượng nội dung chương trình. Thế là vào năm
1930, ông bắt đầu phát sóng các chương trình hòa nhạc New York
Philharmonic’s Sunday cùng với các chương trình rất hấp dẫn khác.
Ông cũng thành lập một đại lý đặt vé xem hòa nhạc cố tên gọi Tập
đoàn hòa nhạc Columbia, và biến công ty Columbia Records thành
một hãng thu âm lớn.
Những bước cải tiến này được nhiều người ưa chuộng và Paley
tiếp tục phát triển những ý tưởng tương tự nhằm xây dựng một lực
lượng đưa tin hàng đầu trong ngành công nghiệp phát thanh truyền
hình. Sau chiến tranh, ông không tham gia điều hành mạng lưới hàng
ngày nữa nhưng vẫn tiếp tục trông coi mạng lưới truyền hình mới
được kết hợp khi CBS leo lên đến nấc thang cao nhất trong ngành phát
thanh truyền hình. Dưới sự giám sát tổng thể của ông, CBS-TV đã kết
hợp những vở kịch mang tính đột phá với các trò chơi truyền hình hấp
dẫn, và những chương trình này đáp ứng được thị hiếu mọi tầng lớp
công chúng. Những phóng viên tên tuổi được ký hợp đồng để đẩy
mạnh sự phát triển ở bộ phận tin tức, trong khi các diễn viên, nghệ sĩ
nổi tiếng thị không ngừng được mời cộng tác hay ký hợp đồng nhằm
dẫn dắt bộ phận giải trí đi lên. Với những ngôi sao (như Lucille Ball)
và những chuyên gia tuyển chọn từ các mạng lưới khác (bao gồm cả
cựu nhân viên của đài NBC Jack Benny), CBS vươn lên dẫn đầu ngành
công nghiệp truyền hình cùng với sự phát triển của chiếc TV.
Thời kỳ hoàng kim của truyền hình kéo dài đến những năm 1950
và CBS là một trong những công ty thu lợi nhiều nhất khi nhiều triệu
gia đình Mỹ bổ sung nó vào danh mục kênh truyền hình của mình.
Hành trình của họ bị chậm lại đôi chút khi vụ scandal đầy tai tiếng về một
game show truyền hình ăn khách cố tên gọi The $ 64,000 Question bị
phanh phui vì gian lận. Louis G. Cowan, người tạo ra loạt trò chơi
truyền hình này trước khi trở thành Tổng giám đốc của công ty vô
tuyến truyền hình CBS, đã bị buộc phải từ chức khi vụ việc vỡ lở rằng
chương trình của ông là một trong những chương trình được bí mật
viết kịch bản trước nhằm bảo đảm một kết quả xác định nào đó trong
trò chơi.
Nhưng sự chững lại này chỉ là tạm thời. Những người kế nhiệm
của Cowan đã tăng lợi nhuận của công ty trong thập niên 60 bằng
cách bãi bỏ những buổi diễn kịch sống mang tính nghệ thuật cao
(nhưng đắt đỏ) và thay chúng bằng những đoạn phim hài ngắn, tuy
ngớ ngẩn nhưng lại được nhiều người yêu thích (ví dụ như chuỗi
phim hài The Beverly Hillbillies). CBS tạm thời thua đối thủ cạnh
tranh RCA một bước trong cuộc đua phát triển chương trình cho TV
màu, nhưng họ lại một lần nữa tập trung vào việc cải thiện nội dung
chương trình và duy trì được vị thế dẫn đầu của mình. Điều này được
tiếp tục vào đầu thập niên 70 khi CBS – vẫn đang xây dựng tầm ảnh
hưởng nghiêm túc mà Cronkite và bộ phận tin tức của ông đang tạo
ra đối với lương tri của người Mỹ – giới thiệu những vở hài kịch thực
tế mang tính đột phá như All in the Family để sánh bước cùng với các
chương trình tin tức có sức công phá mạnh mẽ của mình, mà một
trong số đó là chương trình Bản tin thời sự 60 Minutes. Một lần nữa,
họ lại hướng ngành truyền thông đại chúng theo những hướng đi
chưa từng có tiền lệ.
Mạng lưới của công ty tiếp tục đứng đầu ngành công nghiệp
truyền hình thêm một thập kỷ nữa, trước khi bị đối thủ lâu năm NBC
mua lại. Nhưng sự sinh sôi nảy nở của truyền hình cáp, truyền hình
vệ tinh và đầu máy cassette mới thật sự đe dọa sự sống còn của công
ty. Sự phát triển nhanh chóng của các sản phẩm công nghệ này mang
đến cho người xem nhiều lựa chọn hơn bao giờ hết, và họ bắt đầu
quay lưng. Cùng lúc đó, sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh mới
như Fox - và sau đó là Internet – đã chiếm phần lớn thị phần kinh
doanh của công ty.
***
Vào cuối thập niên 90, CBS đã gặp rất nhiều khó khăn. Chủ tịch
Hội đồng Quản trị Michael Jordan đã tìm cách cứu vãn và thông báo
rằng radio và vô tuyến truyền hình sẽ được kết hợp với Internet và
truyền hình cáp một cách khéo léo. Những chương trình mới mẻ đã
được chuẩn bị phục vụ cho các khán giả trẻ tuổi. Công ty vẫn đang
cố gắng để có được quyền phát sóng giải bóng bầu dục nhà nghề Mỹ
(NFL), nhưng chương trình đã mất về tay Fox trong một sự thất bại
đáng xấu hổ có thể được xem là sự thất vọng lớn nhất trong lịch sử
70 năm hình thành và phát triển của CBS.
Tất cả những điều này thay đổi khi thế kyã 20 sắp kết thúc và
Jordan tuyên bố về hưu. Ông được thay thế bởi Mel Karmazin, một vị
lãnh đạo rất sáng tạo, người đã bán dây chuyền trạm phát thanh cho
CBS vào năm 1997 nhưng vẫn tiếp tục ở lại để vận hành chúng. Ông
cũng trở thành cổ đông lớn nhất của công ty thông qua thương vụ
mua bán này, và đã được bổ nhiệm vào hội đồng lãnh đạo của CBS.
Trong vòng vài tháng say mê với lợi ích chung của CBS, Karmazin đã
thuyết phục Jordan để mình điều hành những trạm phát vô tuyến
truyền hình thuộc quyền sở hữu của công ty. Không lâu sau ông trở
thành tổng giám đốc công ty và là một nhân vật lớn trong ngành công
nghiệp này.
Karmazin đã có những bước đi hết sức năng động. Ông cắt giảm
một số hoạt động của công ty, và tăng cường sự có mặt cạnh tranh
của nó trên lĩnh vực Internet. Ông đẩy mạnh các nỗ lực tiếp thị bán
hàng, cắt giảm chi phí, và giành được quyền phát sóng giải NFL trở
lại. Điều có yá nghĩa nhất là ông đã kiến tạo nên cuộc sáp nhập kinh
doanh lớn nhất trong thế giới truyền thông: đồng yá cho phép CBS
được tập đoàn liên hợp Viacom mua lại. Bằng cách kết hợp xưởng làm
phim Paramount của Viacom, các kênh MTV, VH1, mạng lưới truyền
hình cáp Nickelodeon, cùng chuỗi phim bom tấn với mạng lưới
truyền hình rộng khắp, 16 trạm phát thanh truyền hình có toàn
quyền sở hữu và hoạt động, 160 trạm phát thanh radio, và nhiều thứ
khác thuộc quyền sở hữu của CBS, vụ mua bán này tạo ra công ty
truyền thông lớn thứ hai trên toàn thế giới.
William Paley đã nói:
“Phần lớn đức hạnh bắt nguồn từ những thói quen tốt.”
“A LARGE PART OF VIRTUE CONSISTS IN GOOD HABITS.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét