HÃNG CHUYỂN PHÁT NHANH FedEx

Thứ Ba, 8 tháng 4, 2014
7
HÃNG CHUYỂN PHÁT
NHANH FedEx

Bưu phẩm đi khắp thế giới “ngày hôm sau”




   Bẩn gởi một tấm thiệp chúc mừng đến một người bạn thân đang
ở  cách baån… 18.000 km và  người ấy nhận được tấm thiệp của bạn
ngay vào ngày hôm sau. Ai có thể giúp bạn làm được điều đó? – Đó
chính là FedEx. 

    Một trong những loạt phim quảng cáo đáng nhớ nhất trên truyền
hình Mỹ là những thước phim được ra mắt vào năm 1981. Đoạn phim
nhằm thổi phồng một cách hài hước một khái niệm mới về dịch vụ
giao nhận hàng hóa 24/24 giờ, do một công ty non trẻ là FedEx phát
minh.  

    Cũng như lò vi ba và máy ghi hình – những thiết bị bắt đầu thay
đổi mọi thứ trong cuộc sống chúng ta vào thời đó – Federal Express
cũng mang đến những gì chúng ta muốn, khi chúng ta cần. Bằng
hình ảnh được tạo dựng một cách cẩn thận và dịch vụ hiệu quả không
thể chối cãi, FedEx đã nhanh chóng trở thành người dẫn đầu trong
ngành công nghiệp giao nhận đang thời kỳ bùng nổ. 
                                                       ***

      Năm 1965, Frederick Wallace Smith, con trai một thương nhân
gốc miền Nam nước Mỹ giàu có nhờ cuộc Đại Suy thoái, đang là sinh
viên Đại học Yale. Smith nhận thấy xã hội đang ngày càng phát triển
theo hướng nghiêng về dịch vụ và sự thống trị của công nghệ, đồng
thời nhận ra một nhu cầu ngày càng tăng trong xã hội đối với việc
chuyển phát nhanh chóng và đáng tin cậy những văn bản, hồ sơ và
bưu kiện nhỏ. Vài công ty vào thời điểm đó, như Emery và Airborne,
đã  vận chuyển hàng hóa trên các chuyến bay thương mại từ  lâu.
Nhưng Smith tin rằng công việc vận chuyển này có  thể  được hoàn
thành một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn bằng cách kết hợp sức
mạnh của những chiếc xe tải và  một đội máy bay riêng được điều
 khiển thông qua một trung tâm duy nhất. Ông đã viết một bài tiểu
luận trình bày ý tưởng của mình, và nhận được điểm… C.

       Dù vậy, Smith vẫn không từ bỏ ý tưởng đó. Vào năm 1971, sau
hai năm làm phi công quân đội ở Việt Nam, anh đã gom góp được 40
triệu đô-la từ các nhà đầu tư và một số tiền tương đương nhờ vay vốn
ngân hàng, cộng thêm khoảng 10 triệu đô-la tiền của gia đình, để
thành lập công ty Federal Express. Vào ngày 17 tháng 4 năm 1973,
công ty chính thức đi vào kinh doanh bằng việc vận chuyển 186 bưu
phẩm qua đêm đến 25 thành phố trên toàn nước Mỹ.
Đội máy bay của FedEx luôn sẵn sàng cất cánh
      Đoạn đường đầu tiên của FedEx cũng lắm ghềnh nhiều thác.Người ta 
đồn rằng  Smith đã phải vào sông bạc Las Vegas hông kiếm 27.000
đô-la để trả lương
tháng đầu tiên cho nhân viên. Nhưng Federal đã  nhanh chóng cất
cánh nhờ  một kế  hoạch kinh doanh đầy sáng tạo, nhờ  ác cảm của
công chúng đối với Bưu điện Hoa Kỳ  và  nhờ  cuộc đình công năm
1974 của bộ phận phát chuyển hàng Hoa Kỳ. Máy bay, xe tải và đồng
phục màu cam và tủm của nhân viên FedEx nhanh chóng xuất hiện
trên khắp nước Mỹ.

      Smith, người đàn ông chưa đến 30 tuổi khi công ty được thành
lập, vẫn theo sát kế hoạch đã đặt ra. Cùng với những chiếc xe tải và
máy bay của mình, giờ  đây ông đã  có  được trung tâm điều khiển
riêng cho FedEx tại sân bay quốc tế Memphis (nơi này được chọn một
phần vì nó chỉ có sương mù khoảng 10 giờ đồng hồ một năm). Ban
đầu, vài nhà quan sát cho rằng chiến thuật chưa được kiểm chứng
 trong việc vận chuyển tất cả các bưu phẩm thông qua một thành phố
duy nhất là có phần mạo hiểm, nhưng FedEx nhanh chóng cho thấy
mô hình này hoạt động có hiệu quả như họ đã hứa, và những đối thủ
cạnh tranh bắt đầu mô phỏng theo. Một ngày làm việc của FedEx ở
Memphis lên tới đỉnh điểm hàng đêm vào lúc 11 giờ tối khi bưu phẩm
được dỡ xuống từ những chiếc máy bay đến từ khắp nơi. Bưu phẩm
được phân loại và lập tức được xếp lên máy bay để có thể cất cánh
vào lúc 4 giờ sáng đi bất cứ nơi đâu. Toàn bộ diễn tiến nhịp nhàng
như vở balï này hấp dẫn đến mức được xem là hoạt động du lịch thu
hút du khách đứng hàng thứ ba của Tennessee, chỉ sau Graceland và
Phố Beale.

       Bên cạnh đó, Smith còn xây dựng một lực lượng lao động trung
thành sẵn sàng làm việc lâu dài và  chăm chỉ để  giúp FedEx thành
công. Ông trả cho nhân viên mức lương cao nhất, chia sẻ lợi nhuận,
không tinh giản nhân công, và nhân viên có quyền đề đạt ý kiến với
ban giám đốc, áp dụng mức thưởng lên đến 25.000 đô-la cho những
nhân viên có sáng kiến làm tăng năng suất lao động, chế độ được bay
miễn phí trên những chuyến bay của hãng FedEx. Ông cam kết toàn
bộ nhân viên đều được đối xử một cách công bằng. FedEx luôn có bản
tổng kết năm gởi đến từng nhân viên qua một băng video lưu hành nội
bộ có tựa đề “Chỉ dẫn Gia đình”. Đây cũng là tài liệu được phát ra bên
ngoài để tuyển lao động trên toàn nước Mý và khắp thế giới. Ông cung
cấp những túi ăn trưa màu nâu để những nhân viên cao cấp nhất có
thể chuyển thẳng chúng đến những nhóm nhỏ hơn. Và ông vận hành
công ty với một hệ thống kỷ luật nghiêm ngặt được rất nhiều công ty
khác theo gương.

       Những nỗ lực nội tại của FedEx và nhu cầu giao nhận ngày càng
tăng trên thế giới đã giúp công ty thành công vang dội. FedEx được
cổ phần hóa vào năm 1978 và nhanh chóng bắt đầu một loạt những
cải tiến về mặt công nghệ cho phép nó đáp ứng được thời hạn giao
hàng với độ chính xác 99%. Có thể điều có ý nghĩa nhất, như sau đó
Smith đã  nói với các phóng viên, là  việc sớm áp dụng mã  vạch để
đánh dấu những gói bưu phẩm – một mô hình tiên phong mà ông đã
 học hỏi được từ ngành công nghiệp bán hàng. Đây chỉ là một trong
nhiều ý tưởng liên quan đến các lĩnh vực  khác nhau mà ông tích lũy
được khi dành ra khoảng bốn giờ mỗi ngày để đọc sách, tạp chí và
báo đề cập tới rất nhiều loại hình kinh doanh. Smith cũng đạt được
mục đích của mình một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn với xu
hướng thu nạp những tài năng quản lý đầy triển vọng về với FedEx,
điển hình là Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Jim Barksdale. 

    Những cột mốc sự kiện của FedEx được ghi nhận thường xuyên.
Ví dụ, vào năm 1981, công ty mở rộng hoạt động đến Canada và giới
thiệu một dịch vụ mang tính tiên phong là chuyển thư chỉ trong một
đêm. Hai năm sau, FedEx trở thành công ty đầu tiên của Mỹ đạt doanh
số 1 tỉ đô-la mà không cần liên doanh hay mua lại bất kỳ công ty nào
khác. Và chỉ mười hai tháng sau, họ lột xác hoàn toàn và mua lại công
ty Gelco Express International để  mở  rộng dịch vụ  đến châu Âu và
châu Á.
Giờ đây FedEx  đã có 10.000 xe tải chuyên
dụng trên khắp thế giới. 

    Vào Giáng sinh năm 1984, FedEx đã  kiểm soát được hơn một nửa thị trường
kinh doanh vận chuyển thế hệ  mới của thế  giới. Giờ  đây họ  đang phục vụ 
cho 40.000 cộng đồng dân cư với 30.000 nhân viên và  10.000 xe tải
trên khắp thế  giới với khối lượng giao nhận 500.000 gói hàng hóa mỗi ngày. 

    Thành công của FedEx đã tạo ra một cuộc cạnh tranh khủng khiếp, nhưng
Smith vẫn vững bước để duy trì vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực chuyển
hàng qua đêm. Kỳ phùng địch thủ của họ là UPS, một công ty
có biệt danh “Người khổng lồ màu nâu”, và là nhà cung cấp dịch vụ
giao nhận bưu phẩm lớn nhất Hoa Kỳ với 1,8 triệu bưu phẩm được giao
mỗi ngày. Khi UPS thông báo bước chân vào lĩnh vực chuyển hàng
trong ngày với hạn chót giao hàng hàng ngày là 3 giờ chiều, Smith lập
tức lùi giới hạn thời gian chuyển hàng của mình từ giữa trưa cho đến
10 giờ 30 phút sáng. Khi những công ty khác cố gắng thu hút khách
hàng bằng cách giảm giá  dịch vụ, Smith cũng giảm giá  dịch vụ  của
FedEx từ trung bình 26,29 đô-la xuống còn 19,36 đô-la cho một lần giao
hàng. Ông cũng không ngừng mua lại các công ty khác để mở rộng tầm
hoạt động, như vụ mua công ty Flying Tigers vào năm 1989. Đường lối
kinh doanh này tiếp tục được đẩy mạnh vào thập niên 90 khi công ty
mua lại những đường bay từ  Trung Quốc của hãng hàng không
Evergreen International, tạo ra một cơ sở hạ tầng hậu cần và phân phối
có giá trị 16 tỉ đô-la; mua lại công ty Caliber System và một công ty có
trụ sở ở Pittsburgh có tên là RPS để rồi sau đó tổ chức lại thành một
công ty mới có tên là FedEx Ground.

                                                         ***
       Bước sang thế kỷ mới, nhu cầu vận chuyển bưu phẩm và thư tín
ngày càng gia tăng, số bưu phẩm vận chuyển hàng ngày của FedEx
đã đạt đến con số 5 triệu. Nhưng, như mọi hãng phát chuyển nhanh
khác, sự xuất hiện của mạng Internet và các dịch vụ chat và tin nhắn
miễn phí, tức thời trở thành mối đe dọa đến sản lượng vận chuyển và
doanh số  của họ. Ví dụ, việc vận chuyển bưu phẩm dù  tăng rất
nhanh, nhưng nó vẫn không thể tăng vọt một cách khủng khiếp như
những tin nhắn miễn phí trên Internet. Cho đến lúc này, cả FedEx
lẫn những đối thủ  cạnh tranh của họ  vẫn chưa thể  nghĩ ra một
phương pháp khả thi nhằm giải quyết vấn đề này.

      Và trong khi nhiều người dự đoán rằng FedEx sẽ thu lợi rất lớn
từ việc vận chuyển hàng nhờ vào sự bùng nổ của ngành thương mại
điện tử thị đối thủ truyền kiếp của họ là UPS đã kịp dẫn đầu trong
lĩnh vực này. Rõ ràng FedEx có kế hoạch dùng công ty RPS mà họ đã
mua lại với giá 2,7 tỉ đô-la để cung cấp loại hình dịch vụ mà đa phần
những người sử dụng Internet đều thích (vận chuyển hàng hóa được
mua bán trực tuyến trong vòng từ hai đến năm ngày). Nhưng họ đã
gặp những rắc rối ngay từ lúc khởi đầu vì không theo kịp loại hình
kinh doanh này. Kết quả là họ đã làm khách hàng phiền lòng và bị
rớt lại phía sau. Dĩ nhiên, hậu quả mà công ty phải gánh chịu là rất
nặng nề: vào năm 1998, theo nghiên cứu Zona, UPS vận chuyển
khoảng 55% hàng hóa được mua bán qua mạng Internet, Dịch vụ Bưu
chính Hoa Kỳ chiếm 32%, trong khi FedEx chỉ chiếm 10%. 

     Tuy nhiên, Fred Smith đã  chống trả  quyết liệt. Các tuyến vận
chuyển đường bộ đang được tiếp tục mở rộng, trong khi nguồn lực
bán hàng và hệ thống vận chuyển cho cả trung tâm điều khiển đường
không và đường bộ đã được kết hợp lại nhằm vận hành trơn tru hơn
so với những gì UPS đã làm. Chúng ta vẫn còn phải chờ xem kết quả
của những bước đi này ra sao, nhưng chắc chắn những nhà quan sát
thông minh sẽ không cho Smith điểm C quá sớm!


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét