31
THYSSEN KRUPP AG
“Khẩu đại pháo của nước Đức”
• Logo:
• Nét đặc trưng: Hỗ trợ tài chính và quân sự cho chế độ
Quốc xã trong giai đoạn Chiến tranh Thế giới II
• Sản phẩm chính: Luyện kim, sản xuất thiết bị công nghiệp nặng,
phụ tùng xe hơi.
phụ tùng xe hơi.
• Doanh thu: 51 tỉ Euro (khoảng 75 tỉ đô la – năm 2007)
• Số nhân viên: 190.000 người (năm 2007)
• Đối thủ chính: Mannesmann AG, Robert Bosch, Usinor
• Chủ tịch kiêm CEO
• Số nhân viên: 190.000 người (năm 2007)
• Đối thủ chính: Mannesmann AG, Robert Bosch, Usinor
• Chủ tịch kiêm CEO
Thyssen Krupp
Automotive: Gerhard Cromme
Automotive: Gerhard Cromme
• Chủ tịch kiêm CEO
Thyssen Krupp Steel: Ekkehard Schulz
• Trụ sở chính: Dusseldorf, Đức
• Năm thành lập: 1810
• Website: www.thyssenkrupp.com/eng/index.html
• Năm thành lập: 1810
• Website: www.thyssenkrupp.com/eng/index.html
Có lệ bất ngờ nhất trong số 50 công ty đã làm thay đổi sâu sắc
thế giới chúng ta là Thyssen Krupp của Đức, đất nước của đại thi hào
Goeth, của nhà tư tưởng, kinh tế-chính trị Mac-xit lỗi lạc Karl Marx và
cuãa… nhà độc tài phát xít Adolph Hitler.
Không như những công ty khác trong quyển sách này, Thyssen
Krupp, một công ty gia đình, được xem là đã góp phần thay đổi thế
giới vì những “đóng góp” quan trọng cho Đức quốc xã trong cuộc
Chiến tranh Thế giới II. Trong vòng hơn một thế kỷ, nhà máy thép và
đạn dược Krupp đã sản xuất vô số vũ khí cho nước Đức đến nỗi nó
được mệnh danh là “Khẩu đại pháo của nước Đức”. Trong những năm
1930 – sau khi bổ sung vào danh mục đầu tư của mình các xưởng
đóng tàu, nhà máy, mỏ sắt và than đá, cùng các hạm đội tàu hơi nước
– họ đã hỗ trợ tài chính cho Hitler vươn lên nắm quyền. Để cung cấp
khí tài quân sự theo nhu cầu ngày càng tăng của Hitler trong Thế
chiến II, họ đã sử dụng cả lao động tù nhân từ các trại tập trung gần
nhà máy của họ.
Cho đến trước khi Hitler bị đánh bại, Krupp kinh doanh thành
công một cách lạ thường với hàng trăm văn phòng ở Đức và hơn mười
chi nhánh trên khắp châu Âu, trong đó có cả các khách sạn, ngân
hàng và nhà máy công nghiệp. Trong chiến tranh, các nhà máy của
họ được trang bị lại để sản xuất tàu ngầm, xe tải, đầu máy, tàu chiến
cùng với những khẩu pháo. Khi Tòa án Quân sự Quốc tế kết án Krupp
tội đồng loäa với Hitler thị thời kỳ huy hoàng của họ mới thật sự kết
thúc.
Trong phiên tòa xét xử Nuremberg năm 1948, toàn bộ tài sản của
nhà Krupp bị tịch thu và một thành viên trong dòng họ bị kết án 12
năm tù. Tuy nhiên, ba năm sau, người này được ân xá và toàn bộ tài
sản của gia đình cũng được trả lại. Sau đó, họ thực hiện đa dạng hóa
kinh doanh bằng cách chuyển hướng sang lĩnh vực máy móc hạng
nặng, thiết bị vận chuyển và nhà máy công nghiệp. Và một lần nữa,
dòng họ này đã biến Krupp thành một trong những công ty lớn nhất
nước Đức.
Nhưng mô hình một công ty gia đình đã không còn được duy trì.
Người thừa kế cuối cùng đã từ bỏ quyền kinh doanh của mình vào
những năm 1960, và Krupp trở thành một công ty cổ phần. Sau khi
thu mua một đối thủ sản xuất thép của Đức vào thập niên 1990, họ
hợp nhất với một công ty khác và trở thành Thyssen Krupp AG,
chuyên ngành chế tạo kim loại, sản xuất động cơ và máy móc, kỹ
thuật cơ khí, và những dịch vụ khác. Hiện nay họ là công ty lớn thứ
5 nước Đức và là một trong những nhà sản xuất thép lớn nhất thế
giới. Tuy nhiên, ảnh hưởng cơ bản của công ty – đáng buồn là rất tiêu
cực – gắn liền với thời gian khoảng 125 năm đầu tiên trong lịch sử
của họ, trong đó có những năm tháng họ đã đi cùng và kết thúc với
Hitler và chế độ phát-xít của ông ta.
***
Sinh ra trong một gia đình có 200 năm làm nghề luyện thép và
chế tạo nhiều loại vũ khí khác nhau, không có gì ngạc nhiên khi cậu
bé Friedrich Krupp đắm chìm vào ngành kinh doanh này ngay khi
cậu nhận ra mục đích cuộc đời mình. Vào năm 1810, ở tuổi 23, cậu
mở một nhà máy riêng và bắt đầu sản xuất loại thép đúc sẵn của Anh
và các sản phẩm ăn theo. Friedrich thành công ngay từ đầu và đã xây
một nhà máy lớn hơn vào năm 1818 để phục vụ danh sách khách
hàng ngày càng mở rộng của mình. Tuy nhiên, chỉ vài năm sau khi
Friedrich mất, vài tháng sau sinh nhật thứ 39 của mình, công việc
kinh doanh đầy hứa hẹn bỗng dừng lại.
Cậu con trai 14 tuổi của Friedrich, Alfred, từng theo dõi công việc
rất kỹ càng, đã tiếp tục đảm trách việc kinh doanh dù còn nhỏ tuổi.
Là một nhà sáng tạo bẩm sinh và tích cực, cậu nhanh chóng giới
thiệu với cộng đồng châu Âu hàng loạt những phương pháp luyện
kim mới, như luyện thép lô mở. Cậu cũng bước vào những lĩnh vực
mới, như sản xuất loại thép cuộn dùng để đúc tiền, và chế tạo những
loại máy mới, bao gồm cả một thiết bị dùng để làm dao muỗng. Vũ
khí vẫn là một lĩnh vực kinh doanh đặc biệt. Năm 1851, Alfred gửi
một khẩu đại pháo bằng thép đúc sẵn nặng hơn 2 tấn tới Luân Đôn
cho cuộc Đại Triển lãm và gây được tiếng vang lớn, đem lại cho Alfred
biệt danh: “Vua Đại bác”(1).
Alfred đã đưa việc kinh doanh lên một tầm cao ở nhiều lĩnh vực
mà cha ông không bao giờ ngờ tới. Sự ra đời của đường sắt đã mở
thêm một lối kinh doanh cho công ty của Alfred, bắt đầu bằng việc
sản xuất thanh ray và lò xo tàu hỏa rồi sau đó trở thành công ty đầu
tiên sản xuất bản lề đường sắt bằng thép không mối hàn. Tuy nhiên,
công ty của Alfred lại được biết đến nhiều hơn vì sản xuất và buôn
bán vũ khí. Đầu tiên họ bán vũ khí cho Ai Cập, Bó, và Nga trước khi
ghi dấu ấn bằng “cuộc phong tỏa bằng súng” khổng lồ trong cuộc
chiến Pháp - Phổ vào những năm 1870-1971. Dù gia đình Krupp dính
dáng với Đức Quốc xã sau này, nhưng trớ trêu thay, Krupp lại là một
trong các nhà tư bản công nghiệp đầu tiên trên thế giới quan tâm đến
hoàn cảnh của công nhân. Từ năm 1836, Alfred đã xây dựng một quỹ
trợ cấp bao gồm quỹ bệnh tật và tang chế, quỹ lương hưu, đồng thời
xây dựng nhà ở, bệnh viện, trường học, nhà thờ cho nhân viên trong
công ty. Tất cả những việc này đều được Krupp coi trọng, và cho tới
khi Alfred mất năm 1887, tổng số nhân công của Krupp đã tăng từ 7
lên 21.000 người.
Friedrich Alfred Krupp, con trai của Alfred, tiếp tục điều hành
công ty đi tiếp con đường quen thuộc. Sự lớn mạnh của Hải quân Đức
và những nhu cầu đa dạng của nó đã góp phần khổng lồ vào việc phát
triển tiếp theo của công ty. Krupp bắt đầu thu mua những xưởng
đóng tàu ở Kiel năm 1902, cùng năm mất của Friedrich ở tuổi 48.
Công việc quản lý công ty, lúc này đã có hơn 40.000 nhân viên, được
giao cho con gái cả Bertha. Bertha liên kết chặt chẽ các bộ phận lại
vào năm sau và đổi tên công ty thành Fried. Krupp Grusonwerk AG.
Không lâu sau, Bertha cưới một nhà ngoại giao người Phổ tên Gustav
von Bohlen und Halbach – người nhanh chóng đảm đương công việc
điều hành cũng như nhận lấy họ Krupp của gia đình cô. Giờ đây với
tên Gustav Krupp von Bolhen, ông ta thúc đẩy việc sản xuất vũ khí
mạnh hơn bao giờ hết khi Chiến tranh Thế giới lần I diễn ra. Krupp
nhận được sự cổ vũ của thế giới khi khẩu pháo khổng lồ của nó
(mệnh danh là Big Berthas theo tên người nữ chủ gia đình) có thể tấn
công Paris từ khoảng cách 75 dặm. Khi chiến tranh kết thúc, việc sản
xuất vũ khí bị cấm, và Krupp bị buộc phải cân bằng lại các nhà máy
cũng như lực lượng nhân công của mình.
Tuy nhiên, Gustav Krupp vẫn có phương cách khác. Những năm
1930, Gustav nổi tiếng vì giúp đỡ Đảng Quốc xã nhiều hơn là do khả
năng sản xuất phi thường của mình. Krupp làm việc không mệt mỗi
để xoay xở tìm sự hỗ trợ từ những nhà tư bản công nghiệp khác theo
khuynh hướng này, và ông ta công khai ủng hộ việc nước Đức rút ra
khỏi Hội nghị giải trừ quân bị và liên minh các nước, ủng hộ việc xâm
chiếm Áo, Phần Lan và những vùng đất khác. Năm 1933, ông ta hỗ
trợ tài chính cho cuộc bầu cử giành quyền lực của Hitler, và sau đó
bắt đầu cung cấp khí tài giúp Hitler củng cố quyền lực. Khi Chiến
tranh Thế giới II lan rộng, công ty do Gustav điều hành bắt đầu thực
hiện một chính sách tân nhẫn là lợi dụng lao động từ các trại tập
trung ở các vùng lên cận để sản xuất các phương tiện chiến tranh đáp
ứng những nhu cầu ngày càng tăng của Hitler.
Khi chiến tranh lên tới đỉnh cao, Gustav được con trai Alfried của
mình thay thế chức vụ đứng đầu tập đoàn. Cậu Krupp đảm nhận
quản lý tài sản của gia đình lúc bấy giờ, bao gồm quyền sở hữu toàn
bộ hoặc một phần của hơn 250 công ty ở Đức và khoảng hơn 60 công
ty con ở nước ngoài. Nhưng để thỏa mãn ông chủ độc tài Quốc xã của
mình, Alfried lại một lần nữa hướng Krupp tập trung vào sản xuất vũ
khí và đạn dược. Ông ta thực hiện việc này bằng cách sử dụng nhiều
hơn những tù nhân chiến tranh người Pháp và Nga cùng những lao
động nô dịch từ hầu hết các quốc qia mà Đức chiếm đóng. Họ được
đưa tới các nhà máy của Krupp ở Essen bằng những chiếc xe bò chật
chội, che bằng những bao tải, phải ở trong những nhà kho không
được sưởi, thường xuyên bị đánh đập. Chỉ trong tháng 9 năm 1944,
theo tài liệu sau này trước tòa, gần 75.000 tù nhân đã phải làm việc
gần như khổ sai cho Krupp. Sức lao động của họ biến thành lợi nhuận
cho công ty, và Krupp thu lợi nhiều hơn bao giờ hết. Tổng giá trị tài
sản của họ tăng hơn 3 lần dưới thời Hitler.
Sau khi chiến tranh kết thúc, Tòa án Chiến tranh Quốc tế kết án
Gustav Krupp – cùng với 23 nhà lãnh đạo chính phủ và quân sự khác
– vì những tội ác khác nhau. Cáo buộc nêu rằng nhà Krupp “là nguồn
cung cấp chính cho chiến tranh Đức”, “là tiêu điểm, là biểu tuúång, và
là người hưởng lợi thuộc thế lực tàn ác nhất đe dọa nền hòa bình của
châu Âu”. Tuy nhiên, bản án này không thể áp dụng cho Gustav vì
tuổi tác và tình trạng sức khỏe, Alfried thay ông ta chịu án. Năm
1948, Alfried thụ án 12 năm tù giam và tất cả tài sản cũng bị tịch thu.
***
Gustav Krupp mất năm 1950, một năm sau đó Alfried được ân xá.
Toàn bộ tài sản được hoàn trả vì không ai chịu mua lại. Alfried lại một
lần nữa điều khiển việc kinh doanh. Dưới quyền quản lý của Alfried,
nhiều ngành kinh doanh mới được bổ sung, trở thành một trong
những xí nghiệp thương mại lớn nhất Tây Đức, và đạt lợi nhuận khá
cao. Tuy nhiên năm 1976, Alfried mất và người con trai duy nhất của
ông ta – Arndt von Bohlen und Halbach – từ chối quyền điều hành.
Một năm sau đó, quyền sở hữu công ty đã được chuyển toàn bộ cho
cổ đông bên ngoài. Sau gần 150 năm, Krupp đã không còn là một
công ty gia đình nữa.
![]() |
Headquarters , Essen |
Sau khi thu mua một hãng sản xuất thép cạnh tranh của Đức
năm 1992, công ty đổi tên thành Fried. Krupp AG Hoesch-Krupp.
Năm 1999 họ sáp nhập với một đối thủ khác và đổi tên thành như
hiện nay (Thyssen Krupp) và hoạt động ở năm lĩnh vực trên toàn cầu:
động cơ (bao gồm thân xe, hệ thống giảm xóc và hệ thống truyền lực),
công nghiệp (bao gồm thang máy, các dụng cụ cắt kim loại, đóng tàu
và nhiều thứ khác), kỹ thuật (công nghệ hóa, và nhà máy xi-măng),
nguyên liệu và dịch vụ (dịch vụ xây dựng công nghiệp và quản lý dự
án), và sản xuất thép.