28
WALT DISNEY
Phim hoạt hình dành cho cả người lớn
• Người sáng lập: Walt Elias Disney
• Logo:
• Logo:
• Vị trí trong nền
kinh tế mỹ: Hạng 64 (Fortune 500 – năm 2007)
• Nét đặc trưng: Đưa ngành phim ảnh gia đình thành loại hình
giải trí thu lợi nhuận
• Sản phẩm chính: Phim ảnh, video, truyền hình, phần mềm, công
viên giải trí
viên giải trí
• Doanh thu: 34,29 tỉ đô-la (năm 2007)
• Lợi nhuận: 3,37 tỉ đô-la (năm 2007)
• Số nhân viên: 170.000 người
• Đối thủ chính: Fox Entertainment, Time Warner, Viacom
• Chủ tịch kiêm CEO: Micheal D. Eisner
• Trụ sở chính: Burbank, California
• Năm thành lập: 1923
• Website: disney.go.com
• Lợi nhuận: 3,37 tỉ đô-la (năm 2007)
• Số nhân viên: 170.000 người
• Đối thủ chính: Fox Entertainment, Time Warner, Viacom
• Chủ tịch kiêm CEO: Micheal D. Eisner
• Trụ sở chính: Burbank, California
• Năm thành lập: 1923
• Website: disney.go.com
Câu chuyện về Walt Disney hiển nhiên là câu chuyện về một
trong những thành tựu kinh doanh và công nghệ ấn tượng nhất của
ngành công nghiệp giải trí. Nhưng tận cùng đó chính là câu chuyện cổ
tích về hai người đàn ông. Một người tạo ra ngành kinh doanh, còn
người kia vận hành nó theo những đường hướng mới đầy hứa hẹn. Một
người được ban cho trí tưởng tượng kỳ lạ, còn người kia có một tầm
nhìn khác thường. Một người được đặt biệt danh là “Tàu hơi nước”(1)
Willie, và người kia, “Triệu phú”(2)Regis…
Walt Disney hay Michael Eisner? Bất cứ tập đoàn nào có liên quan
tới một trong hai nhân vật tầm cỡ này cũng đáng được quan tâm. Và
việc có cả hai đã mang đến kết quả đưa hãng phim Walt Disney lên
đỉnh cao với các loại hình giải trí đang được yêu thích ngày nay như:
phim chuyển thể từ truyện tranh (live action) và phim hoạt hình, mạng
cấp truyền hình, nhạc và video, sách báo tạp chí, công viên, đội tuyển
thể thao, những sản phẩm được đăng ký độc quyền, cổng thông tin
Internet, trò chơi điện tử, phần mềm vi tính – và còn nữa. Disney đặt
Walt Disney và Michael Eisner
Tuy không cùng thời, nhưng đây là một bộ đôi không thể thiếu trong lịch sử của Hãng Walt
Disney: một người vẽ nên những giấc mơ, và người kia biến chúng thành hiện thực.
|
nền móng, Eisner lo việc mở rộng. Tầm ảnh hưởng của sự hợp tác này
ngày càng sâu và rộng hơn.
Studio đầu tiên của Walt Disney ra đời vào năm 1923 dưới hình
thức một xưởng phim hoạt hình và đã đi tiên phong trong việc sử
dụng các loại hình nghệ thuật vào mục đích thương mại (và ông đã
trở thành người thực hiện thành công nhất việc này từ đó đến nay).
Câu chuyện của Walt Disney là câu chuyện cổ tích về một bộ đôi
vừa giống nhau nhưng cũng hoàn toàn khác biệt, bên nhau về mặt
tinh thần nhưng lại xa cách về thực thể, đã cùng liên kết suốt tấm
thập niên qua để tạo dựng nên một công ty vượt trội nhất trong lĩnh
vực này.
***
Walter Elias Disney khởi nghiệp với vai trò là một họa sơ chuyên
nghiệp năm ông bẫy tuổi với bức tranh tự vẽ và rao bán cho những
người hàng xóm ở Marceline, Missouri. Ông đã bắt đầu huyền thoại
15 năm sau đó về một con người suốt ngày mơ mộng khi rời Los
Angeles (1923) với chỉ 40 đô-la trong túi và bộ dụng cụ vẽ. Ở Bờ Tây
nước Mỹ, ông cùng người anh tên Roy vay mượn 500 đô-la từ một
người chú để mở xưởng phim
hoạt hình của riêng mình. Walt
tập trung vào việc vẽ tranh, còn
Roy lo về tài chính. Chỉ trong
vòng vài năm ngắn ngủi họ đã tạo
ra Chuột Mickey, nhân vật hoạt
hình nổi tiếng nhất thế giới cho
đến ngày nay cùng một bộ phim
giới thiệu chú chuột ngộ nghĩnh
của họ. Steamboat Willie lần đầu
tiên ra mắt vào năm 1928 như
một bộ phim có tiếng hoàn chỉnh
và giọng nói the thé của chuột
Mickey do chính Walt lồng tiếng.
![]() |
“Thuyền trưởng” Mickey trong
Steamboat Willie
|
Những sáng kiến không ngừng được đưa ra từ trí tưởng tượng
phong phú và sự liều lĩnh sẵn sàng làm mọi chuyện của Disney. Ông
là người đầu tiên mạnh dạn sử dụng những màu sắc sặc sỡ trong
phim hoạt hình. Ông cũng chính là người đã sáng chế ra một hệ
thống cung cấp độ sâu về không gian ba chiều đáng ngạc nhiên cho
những bức tranh của mình. Bộ phim đầu tiên ra đời bằng sự tổng hợp
tất cả những điểm mạnh đó. Bạch Tuyết và Bẫy Chú luân là bộ phim
nhạc kịch hoạt hình dài hơi đầu tiên của Hollywood. Bộ phim được
sản xuất với số tiền khổng lồ là 1,5 triệu đô-la (gần bằng 1/3 toàn bộ
ngân sách của đối thủ Columbia Pictures trong năm đó) và đã đền
đáp một cách xứng đáng cho những người tạo ra nó bằng số lượt
người xem khổng lồ cùng với sự tán thưởng của công chúng khắp nơi
trên thế giới. Disney dùng số tiền thu được để xây một xưởng phim
hoạt hình hiện đại ở Burbank, California và cho ra đời một loạt những
bộ phim đáng nhớ khác sau đó. Tất cả các bộ phim đều thể hiện sự
đột phá trong kỹ thuật và thắng lớn về thương mại. Chú bé người gỗ
Pinocchio, Bambi, Lọ Lem và Peter Pan đều nằm trong số những bộ
phim hoạt hình kinh điển vẫn còn được yêu thích cho đến nay.
![]() |
Lâu đài nâng Công Chúa Ngủ Trong Rừng (Sleeping Beauty)
trong Công viên Disneyland tại Anaheim, California
|
Nhưng Disney
vẫn chưa hài lòng. Ông hướng tới việc phát triển nhiều
hơn các loại hình
giải trí gia đình và những bộ phim có người đóng đầu tiên
ra đời như Đảo châu
báu, Hai vẩn dặm dưới đáy biển, và Davy Crockett. Sau
đó là những bộ phim hài cho trẻ em như The Shaggy Dog, Giáo sư
đãng trí và Bẫy phụ huynh. Năm 1954, ông bước vào lĩnh vực truyền
hình, nơi lần đầu ông giới thiệu The Mickey Mouse Club và Zorro. Sau
đó ông làm người dẫn chương trình cho sù-ri truyền hình định kỳ
hàng tuần đầu tiên không phát ở chuẩn đen trắng. Chương trình có
tên là Thế giới màu sắc diệu kỳ (Wonderful World of Colour). Năm
1955, ông mở công viên Disneyland ở Anaheim, California, và vương
quốc thần tiên trong đời thực này lập tức đưa tên tuổi ông lên một
tầm cao mà trước đó không ai mú tới. Việc này khởi đầu cho trào lưu
xây dựng công viên giải trí – và trào lưu này đã tiến một bước dài vào
năm 1971 khi người kế thừa của ông giới thiệu Walt Disney World ở
Florida. Các công viên này ngày nay được xây dựng ở nhiều nơi, từ
Paris tới Tokyo, từ Las Vegas cho đến HongKong.
Ngoài hình ảnh của một doanh nhân thành đạt, Walt Disney là
một con người rất đỗi bình dị. Đối với công chúng, ông thường mang
hình ảnh một người đàn ông vui tính, nhưng ông không bao giờ tự
mãn với bất cứ thành tích nào cho tới khi đạt đến sự hoàn hảo với lực
lượng lao động không ngừng lớn mạnh của ông. Để đem lại sự thỏa
mãn cao nhất cho khách hàng, ông liên tục áp dụng những chương
trình đào tạo và hướng dẫn bài bản, nghiêm túc cho nhân viên. Xu
hướng hoàn hảo hóa mọi chuyện này đôi khi trở thành trò cười cho
công chúng – như chuyện tất cả nhân viên làm việc trong các công
viên giải trí đều phải cạo sạch râu. Kỳ thực chính điều đó đã góp phần
xây dựng Walt Disney thành một thương hiệu uy tín mà các bậc phụ
huynh có thể hoàn toàn tin tưởng còn bổn trẻ thị thích thú tột độ.
![]() |
Walt Disney trong đoạn phim quảng cáo Bạch Tuyết
và Bẫy Chú luân năm 1937
|
Walt Disney mất
năm 1966 vì bệnh ung thư. Những nỗ lực làm
phim của ông tính đến
thời điểm đó đã đem về cho hãng 48 giải Oscar, 7
giải Emmy và hàng ngân
giải thưởng khác cùng những lời tấn dương
tưởng chừng như không
bao giờ dứt trên toàn thế
giới. Hai công viên giải trí của Disney cũng trở thành địa điểm thu
hút khách nhiều nhất trong số các công viên trên thế giới, thu được
nhiều triệu đô-la mỗi năm từ những du khách đến đây để đắm mình
vào thế giới “thực” của những câu chuyện cổ tích và mua những món
hàng độc quyền về chú chuột Mickey, vịt Donald, choá Pluto và nhiều
nhân vật hoạt hình khác... Nhưng, những bộ phim ra mắt những năm
sau đó bao gồm cả những phim nghệ thuật và thương mại như The
Barefoot Executive và Donald Duck’s Fun Festival không tạo được
tiếng vang nào, không hề mang lại viễn cảnh tươi sáng naâo… cho tới
khi Michael Eisner xuất hiện.
Eisner sinh ra trong một gia đình giàu có ở Mt. Kisco, New York,
và theo học tại các trường tư nổi tiếng trước khi vào Đại học Denison
ở Ohio. Tốt nghiệp với tấm bằng cử nhân Văn học Anh và Kịch nghệ
hai năm trước khi Walt Disney qua đời, Eisner đi Paris với hy vọng
trở thành một nhà văn. Tuy nhiên, ông đã quay trở về 10 ngày sau đó
và xin làm một chân thư ký cho Đài phát thanh Quốc gia (NBC) tại
New York. Tiếp theo đó, CBS và ABC xem ông như một nhà điều hành
giải trí trẻ tuổi đang lên. Vào năm 1976, người đàn ông 34 tuổi này
trở thành tổng giám đốc của Paramount Pictures. Tấm năm sau ông
đã đưa hãng phim này từ vị trí cuối bảng lên hàng đầu giữa các tên
tuổi lớn. Khi hãng Walt Disney lâm vào khó khăn và lên tiếng nhờ
cậy, Eisner đã nhận lời trở thành Chủ tịch kiêm CEO.
Làm việc gần gũi với giám đốc phim trường Jefferey Katzenberg,
Eisner nhắm ngay tới những tác phẩm điện ảnh của Disney. Ông bắt
đầu phát triển loại hình hài kịch với những ngôi sao như Bette Midler
và Richard Dreyfuss, vốn không phải là những tên tuổi bảo đảm
doanh thu cho phòng vé lúc bấy giờ. Nhưng loại phim ít vốn này đã
thành công. Eisner mở những bộ phận mới như Touchstone và
Hollywood Pictures để sản xuất thêm nhiều phim cho bộ phận khán
giả lớn tuổi. Trong những năm gần đây, số lượng phim Touchstone
sản xuất bao gồm Armageddon và Bicentennial Man; của Hollywood
Pictures có The Joy Luck Club và Mr. Holland’s Opus.
Eisner vô cùng ngưỡng mộ Walt Disney và thấy có một phần tính
cách của người sáng lập này trong con người mình. Ông quyết định
nhắm vào dòng phim video gia đình như một mục tiêu quan trọng
kế tiếp và tận dụng các nguồn tài nguyên vốn có của công ty để khai
thác tối đa. Những bộ phim tiếp theo ông làm lại những tác phẩm
kinh điển của Disney, phối hợp với các chiến dịch PR của những nhà
hát hàng đầu, đã đem lại doanh thu khổng lồ và một đầu ra tiềm năng
cho các phim video. Eisner cũng bắt đầu giới thiệu những phim hoạt
hình mới như The Lion King, Tarzan và ngay lập tức tất cả đã trở
thành một tiêu chuẩn văn hóa và thắng lớn về doanh thu.
***
Tập trung vào từ việc lớn như nhạc chủ đề cho từng bộ phim đến
những việc nhỏ như trải một tấm thảm trong một khách sạn mới,
Eisner đã định hình lại hãng Walt Disney hiện đại một cách chắc
chắn như Walt đã làm từ những ngày đầu. Ông đưa lên ti-vi một
phiên bản mới của chương trình Thế giới màu sắc diệu kỳ cũng vào
giờ chiếu quen thuộc tối Chủ nhật hàng tuần và thậm chí còn đảm
nhận vai trò dẫn chương trình như Disney trước đây. Ông cũng theo
![]() |
Một vài trong số 2 triệu nhân vật, đồ vật hoạt hình của Hãng Walt Disney
|
bước Walt tập trung sự chú ý vào các công viên giải trí thân yêu, ra
lệnh nâng cấp tổng thể cho những công viên và xây dựng một công
viên mới ở Paris, khánh thành năm 1992. Ban đầu, công viên này
mang tên EuroDisney và bị xem là một dự án thất bại. Tuy nhiên,
Eisner đã cho sửa sang lại và đổi tên thành Disneyland Paris ba năm
sau đó. Kể từ lúc ấy, Disneyland Paris đem về một khoản lợi nhuận
lớn đồng thời xóa tan mọi chỉ trích.
Dĩ nhiên không phải công ty không gặp khó khăn trong nhiệm
kỳ của Eisner. Kế hoạch mở một “công viên giải trí lịch sử cho nước
Mỹ” trị giá 650 triệu đô-la ở Virginia đã bị phản đối bởi các chương
trình bảo tồn sinh thái. Disney đã từ bỏ dự án này sau một thời gian
đấu tranh hợp pháp khá tốn kém với các tổ chức cộng đồng. Người
cộng sự cũ và cũng là người bạn thân Katzenberg bỏ đi trong sự than
phiền công khai đã làm tổn thương Eisner cũng như vị thế của
Disney đối với khách hàng và các nhà đầu tư. Hậu quả kéo theo từ
những vụ việc đó là cổ phiếu của Disney bị sụt giảm trên thị trường
chứng khoán vào cuối những năm 1990.
Nhưng thành công của Walt Disney là vô số: đó là những bộ phim
hoạt hình kỹ thuật số như Toy Story, A Bug’s Life và Dinosaur; số
lượng người xem truyền hình dẫn đầu trên các kênh thông qua hệ
thống ABC và các kênh cấp như ESPN; hãng Miramax và những bộ
phim dành cho khán giả lớn tuổi như The Cider House Rules và
Shakespeare in Love; các chương trình thiếu nhi phát thanh trên toàn
quốc, một tạp chí mẹo vặt và du lịch dành cho các bậc phụ huynh, và
một tổ hợp Internet bao gồm tất cả những thứ được đề cập ở trên.
Hàng loạt những bộ phim của Walt Disney mãi mãi vẫn giữ
nguyên giá trị. Và câu chuyện về họ thực sự vẫn là câu chuyện cổ tích
về hai người đàn ông – một người vẽ nên những giấc mơ, và người
kia biến chúng thành hiện thực.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét