TẬP ĐOÀN INTEL

Thứ Hai, 7 tháng 4, 2014
19
TẬP ĐOÀN INTEL

Chất lượng từ bên trong – “Intel Inside”




• Người sáng lập:                            Robert Noyce và Gordon Moore      
• Logo:


• Vị trí trong nền kinh tế Mỹ:         Hạng 62 (Fortune 500 – năm 2007)
• Nét đặc trưng:                               Phát minh bộ vi xử lý, mở đường cho 
                                                          cuộc cách mạng máy tính
• Sản phẩm chính:                          Các con chip máy tính, thiết bị mạng
                                                           và truyền thông
• Doanh thu:                                    35,38 tỉ đô-la (năm 2007)
• Lợi nhuận:                                   
5,04 tỉ đô-la (năm 2007)
• Số nhân viên:                               
70.200 người
• Đối thủ chính:                              
Advanced Micro Devices, IBM, Motorola
• Chủ tịch kiêm CEO:                    
Craig R. Barrett
• Trụ sở chính:                               
Santa Clara, California
• Năm thành lập:                            
1968
• Website:                                        
www.intel.com

       Một số người cho rằng Intel trở thành nhà sản xuất chip máy
tính đứng đầu thế giới đơn giản chỉ vì họ đã phát minh ra những con
chip tủ hon hiện đang điều khiển mọi thứ, từ máy tính và điện thoại di
động cho đến đồ chơi và bộ ổn nhiệt. Những người khác lại cho rằng vị
trí số một của công ty hiện nay chủ yếu xuất phát từ năng lực sản xuất
của họ, với việc cho ra đời hàng triệu con chip hoàn hảo kể  từ  khi
chúng được giới thiệu cách đó  ba thập kỷ. Tuy nhiên, vẫn có  một số
người nhấn mạnh rằng thành công này đến từ đội ngũ quản lý tài giỏi,
những người đã sáng lập ra công ty rất lâu trước khi công nghệ cao trở
nên thịnh hành, và họ đã duy trì được vị thế của mình trong thời đại
công nghệ đang không ngừng phát triển.

      Thật ra, đó là kết quả của một chiến dịch quảng cáo mang tính
cách mạng, tập trung nhấn mạnh vào hai chữ đơn giản – Intel Inside.
Cụm từ ngắn gọn này đã biến đổi một tập đoàn từng lặn ngụp trong
khó khăn trở thành một nhãn hiệu nổi tiếng trên toàn thế giới. Bằng
kỹ thuật quảng cáo truyền thống để đem ra ánh sáng một sản phẩm
mới mẻ, Intel đã làm cho khách hàng nhớ ra rằng các sản phẩm ẩn
nhưng mạnh mẽ của họ chính là trung tâm của các thiết bị điện tử
mà người tiêu dùng đang mua chất đầy các xe tải. Vị trí tiên phong,
kỹ thuật sản xuất hiệu quả khác thường, và ban quản trị đặc biệt, tất
cả đã đóng góp một phần đáng kể trong sự phát triển của công ty.
Nhưng nếu không có chiến dịch quảng cáo thu hút sự chú ý với các
kỹ  thuật viên nhảy múa trong những bộ  đồ hình con thỏ đầy màu sắc
ở phần mở màn và kết thúc với bốn nốt nhạc đã trở thành khẩu
hiệu âm thanh đó, Intel có thể sẽ không bao giờ  đạt được kết quả  làm
thay đổi thế  giới như ngày hôm nay. 
Intel Inside – “Chất lượng từ bên trong”
       Intel nắm giữ  hơn 80% thị phần đối với nguồn lực điều 
khiển bên trong chiếc máytính ngày nay của chúng ta. Họ  cũng góp
 công lớn trong việc làm cho chúng trở thành các thiết bị đại chúng có
mặt ở khắp nơi và mạnh hơn chiếc máy to bằng cả cái phòng từng
được dùng để  phóng tên lửa lên không gian. Intel đã  thiết lập bệ
phóng cho những bước phát triển nhảy vọt dẫn đến sự  ra đời của
những thiết bị điện tử khác để định hình thế giới chúng ta xuyên qua
những biến động xã hội và chính trị vào cuối những năm 1960.
Tuy nhiên, như hầu hết các công ty đã thay đổi phong cách sống
và làm việc của chúng ta, Intel chưa bao giờ có thể nghỉ ngơi trong
vinh quang của mình. Sự  cạnh tranh ngày càng tăng cũng như
những thay đổi quan trọng của các sản phẩm mà  các công ty này
đưa ra đã buộc Intel liên tục điều chỉnh đường lối kinh doanh để duy
trị địa vị thống trị của mình.
                                            ***

       Một bộ vi xử lý là một mạch điện nhỏ xíu chứa hàng ngân (thậm
chí hàng triệu) bống bán dẫn liên kết và làm việc cùng nhau để lưu
trữ và điều khiển dữ liệu cho các mục đích khác nhau. Ngày nay, bộ
vi xử lý hoạt động như một bộ não bên trong một chiếc máy tính cá
nhân: nó có thể điều khiển quay số nhanh trong điện thoại, nó có thể
là bộ điều khiển tự động trong chiếc đồng hồ báo thức hay thậm chí
là hệ thống phanh của xe ö tư và hệ thống khóa cửa điện tử. Trước
khi bộ vi xử lý ra đời, những chức năng này chưa hề tồn tại; và một
chiếc máy tính có kích thước bằng cả một căn phòng. Sau khi hai nhà
đồng sáng lập Robert Noyce và Gordon Moore phát triển con chip vi
xử lý đầu tiên vào giữa những năm 60, thị mọi việc đã thay đổi – mặc
dù sự biến đổi đó chắc chắn không xảy ra trong một đêm.

       Phát minh này, xuất phát từ thời kỳ Noyce và Moore còn làm việc
ở  một công ty tên là  Fairchild Semiconductor, cho phép giảm kích
thước mạch tích hợp để  có  thể  đặt trên một con chip bằng silicon.
Nhiều người ban đầu hoài nghi tính khả thi của nó, nhưng cả hai đã
thấy tiềm năng to lớn đó khi tốc độ phát triển của xã hội ngày càng
tăng đến mức chóng mặt. Thực tế, Moore tiên đoán trong năm 1965
rằng hiệu năng của các mạch ra đời sau này sẽ tăng theo lũy thừa và
 có thể dự đoán được trong những năm kế tiếp. Suy đoán của ông, sau
này được đặt là Định luật Moore, là các con chip mới phát hành cứ
sau mỗi 18 đến 24 tháng sẽ mạnh hơn gần gấp đôi con chip ra đời
trước nó. Thời gian trôi qua, ước đoán của ông vẫn được đánh giá là
chính xác.
      Noyce và  Moore rời bỏ  Fairchild vào mùa hè  năm 1968 để  mở
một công ty chế tạo những vi mạch tiên tiến này. Công ty mới, có tên
ban đầu là  NM Electronics, được khai trương ở  Mountain View,
California với hơn mười nhà khoa học cùng quan điểm như hai ông.
Cùng với họ  là  Andrew Grove, một người gốc Hungary, được bổ
nhiệm làm giám đốc điều hành. Cả nhóm nhanh chóng đổi tên tập
đoàn thành Intel, chữ  viết tắt của “integrated electronics” (điện tử
tích hợp) và bắt đầu tập trung phát triển nó.

     Ban đầu Intel dự  định biến các sản phẩm của họ  thành những
sản phẩm thương mại, dẫu cho chúng đắt ít nhất là gấp 100 lần so
với các thiết bị công nghệ đang thịnh hành. Tuy nhiên, Noyce, Moore
và Grove tự tin rằng với kích thước của các bản mạch của họ, hiệu
năng cao và điện năng tiêu hao ít sẽ giúp họ nhanh chóng thu được
lợi nhuận từ các nhà sản xuất. Tuy nhiên, trong năm đầu tiên, họ chỉ
thu về chưa đến 2.700 đô-la. Phát minh đột phá lớn của họ ra đời khi
một công ty Nhật nhờ Intel thiết kế một bộ chip cho chiếc máy tính
có thể lập trình được. Kỹ sư Ted Hoff đã đáp ứng được yêu cầu này
với một phương pháp mới để đặt một dãy các con chip cần thiết lên
trên một nền đơn, và bộ vi xử lý ra đời. Thiết kế đặc biệt quan trọng
của ông – mở ra một tương lai lớn cho Intel và cả ngành công nghiệp
mà  họ  khai phá  – cũng có  thể  sử  dụng trong các thiết bị khác mà
không cần chỉnh sửa nhiều.

      Sau đó, Intel trở nên thành công và nổi tiếng nhanh chóng. Họ đã
phát triển một chip “bộ  nhớ  động” hay còn gọi là  DRAM (dynamic
random access memory) vào năm 1970, và nó nhanh chóng trở thành
thiết bị bán dẫn bán chạy nhất thế giới. Để có thể đáp ứng được nhu
cầu trong tương lai, công ty đã di chuyển đến một cơ sở lớn hơn trên
 một vườn lê rộng 26 mẫu (khoảng 10,4 hecta) gần Santa Clara. Chỉ
trong vài tháng, Intel đã giới thiệu bộ vi xử lý 4004. Thiết bị đáng chú
ý này mang đến cho người sử dụng một năng lực tính toán lớn ngang
với chiếc máy tính điện tử đầu tiên của thế giới, ENIAC (chiếc máy
cần đến 18.000 ống chân không trong 914,4 mét vuông để thực hiện
60.000 lệnh mỗi giây, một kỳ công đáng kinh ngạc vào thời điểm đó).
Trong khi đó, sản phẩm của Intel có thể làm được công việc tương tự
với 28.000 transistor gói gọn trên một bề  mặt nhỏ  hơn một chiếc
móng tay cái và chỉ tốn 200 đô-la. Với việc ra mắt sản phẩm này, Intel
và cuộc cách mạng máy tính bước vào sự phát triển vũ bão.

       Vào năm 1972, Intel giới thiệu bộ vi xử lý 8008 có sức mạnh gấp
đôi mẫu trước đó. Các ứng dụng mới lạ  nhanh chóng xuất hiện, và
8008 nhanh chóng trở thành một phần của chiếc cân điện tử ở tiệm
tạp hóa, thiết bị điều khiển kho hàng của nhà hàng, và đèn giao thông.
Hai năm sau, nó được lắp đặt cho máy tính cá nhân đầu tiên, chiếc
Altair của IBM. Ý tưởng đó đã thành công và nổi tiếng nhanh chóng,
và  Intel cũng tăng trưởng cùng với nó. Chỉ trong vài năm, tạp chí
Fortune đã gọi công ty này là một trong “Những thành tựu kinh doanh
của thập niên 70”.

       Vào năm 1981, bộ sưu tập vi xử lý Intel đã bổ sung thêm hai con
chip 8086 và 8088. Chúng thu hút sự chú ý của IBM, lúc này đang
âm thầm lên kế  hoạch cho một chiếc máy tính cá  nhân của riêng
mình. Vào lúc này, Intel đang kinh doanh rất ổn định với khoảng
10.000 đơn đặt hàng mỗi năm. Chiếc IBM-PC, sử  dụng chip 8088,
cuối cùng đã làm tăng hơn 1.000 lần doanh số của bộ vi xử lý Intel
và Intel đã thành công rực rỡ.

        Không dừng lại ở đó, năm 1982, Intel giới thiệu con chip 286 có
hiệu năng gấp ba lần các bộ vi xử lý khác. Chip 386, xuất hiện năm
1985, có khả năng giải quyết hơn 5 triệu phép tính mỗi giây. Chip
486 theo sau vào năm 1989, không chỉ nhanh hơn 50 lần con 4004
ban đầu mà còn sánh ngang với hiệu năng của hầu hết các máy main-
frame lúc bấy giờ  của IBM. Năm 1993 Intel giới thiệu con chip
Pentium sử dụng 3,1 triệu transistor có khả năng thực hiện 90 triệu
phép tính mỗi giây. Grove, lúc này đã là Chủ tịch kiêm CEO của công
ty, biết rằng ông đang có trong tay một sản phẩm tuyệt vời và muốn
cho cả thế giới biết đến điều này. Ông đã dành riêng 100 triệu đô-la
cho chiến dịch quảng cáo độc nhất vô nhị của mình, và bắt đầu mở
rộng quảng bá sản phẩm của Intel trên truyền hình và sách báo, tuy
hầu hết các nhà quan sát đều cho rằng ông bị tâm thần. 

      Andy Grove chịu trách nhiệm cho chiến dịch Intel Inside, đây là
một nỗ lực quảng cáo mạnh mẽ các con chip của họ. Intel đã là nhà
sản xuất bộ  vi xử  lý  hàng đầu lúc bấy giờ, nhưng những công ty
tương tự cũng đang bắt đầu thâm nhập vào thị trường với những sản
phẩm giá  cạnh tranh. Quảng cáo này được thiết kế  để  khiến cho
người tiêu dùng đòi hỏi tên hãng sản xuất con chip của họ, và  họ
cũng thưởng gián tiếp cho các nhà sản xuất máy tính chào hàng sự
kết hợp của họ  với Intel (Các nhà  sản xuất này được đề  xuất một
chương trình quảng cáo liên kết giảm 6% giá bán chip Intel và trả cho
họ  một khoản phụ  phí đáng kể  để  giúp họ  quảng cáo thêm). Khi
Grove nhậm chức CEO vào năm 1987, Intel chưa có ngân sách quảng
cáo cho thị trường người tiêu dùng trực tiếp; nhưng đến đầu những
năm 1990, chi phí quảng cáo đã vượt qua con số 100 triệu đô-la mỗi
năm. Khi chip Pentium III ra đời vào năm 1999, chiến dịch quảng cáo
toàn cầu được ước tính tốn khoảng 150 triệu đô-la. Nó được thiết kế
để đặt Intel vào vị trí một công ty trực tuyến hiện đại, đồng thời liên
tưởng con chip mới với sự tận hưởng đầy đủ hơn về khả năng truy
cập Internet mạnh mẽ.

       Nỗ lực này đã tạo ra sức mạnh thương hiệu vô cùng to lớn và đột
nhiên mọi người đều muốn có một chiếc máy tính “Intel Inside”. Kết
quả  của sự  liên kết cùng công ty Microsoft (sở  hữu hệ  điều hành
Windows nổi tiếng) là công chúng bắt đầu nhắc đến tình trạng độc
quyền đang điều khiển hầu hết các máy tính cá  nhân - một hiện
tượng được đặt tên là “Win-tel”.
                                                   ***
 Grove cuối cùng đã chuyển giao vị trí đứng đầu lại cho Craig Barrett. Intel ra
mắt công nghệ mới được thiết kế để nâng cao hiệu năng đa phương tiện của chiếc
máy tính cá  nhân, và  củng cố  hình ảnh nhãn hiệu của họ bằng cách khai thác sâu
hơn những nhân vật đầy màu sắc đã  trở nên nổi tiếng trong các quảng cáo của họ.
Công ty cũng chia thành ba phân nhánh Chuyên nghiệp, Hiệu năng, và Máy tính cá nhân – để phù hợp với các phân khúc thị trường đang phát triển trong ngành.
Chip Intel  Core 2 Duo - 2006

      Tuy nhiên, tất cả cũng ngưng lại sau một thập niên tăng trưởng
không ngừng. Các cố gắng thâm nhập vào những lĩnh vực mới như
hội thảo truyền hình đã thất bại, trong khi khách hàng bắt đầu đòi
hỏi các thiết bị ít phức tạp hơn nhưng đủ mạnh để truy cập Internet.
Thậm chí, FTC (Ủy ban Thương mại Liên bang) đã  bắt đầu một vụ
kiện chống độc quyền buộc tội Intel ngăn cản cạnh tranh. Tuy nhiên,
không giống Microsoft, Intel đã dàn xếp với FTC một cách êm thấm.
Sự kết hợp đã dẫn đến sự cạnh tranh từ những đối thủ mới phất, như
Cyrix và  Advanced Micro Devices (AMD) làm cho doanh thu 1998
của Intel lần đầu tiên giảm xuống trong suốt hơn một thập niên
thống lĩnh thị trường.

      Barrett đáp lại bằng việc phá vỡ mô hình quản lý tập trung của Intel
và  giải ngân trong một loạt các vụ  mua lại. Những ngày tháng kinh
doanh chỉ tập trung vào bộ vi xử lý máy tính cá nhân đã kết thúc khi
Barrett bắt đầu định hình lại công ty như một nhà cung cấp chip bán
dẫn cho thiết bị mạng và thiết bị thông tin cũng như máy tính. Ông cũng
đã khảo sát những lĩnh vực mới bao gồm thương mại điện tử và hàng
điện tử tiêu dùng.

    Đầu năm 2007, Intel chính thức đầu tư xây dựng một nhà máy
lắp ráp và kiểm định chip bán dẫn tại Khu Công nghệ cao Thành phố
Hồ  Chủ Minh, Việt Nam, với diện tích khoảng 150.000m2. Dự  kiến
nhà máy sẽ đi vào sản xuất vào năm 2009.
Đại diện Intel nhận giấy phép đầu tư vào Việt Nam tại
Khu Công nghệ cao TP. HCM


 Lý  do Intel chọn lựa đầu tư tại Việt Nam là do sức hút của
một đất nước có dân số trẻ  và  năng động, hệ thống giáo dục ngày
càng được cải thiện, lực lượng lao động đông đảo và một chính
phủ có quan điểm hiện đại. Tuy nhiên Intel
Chip Core 7 Extreme quad-core
mới nhất của Intel 


cũng nói rằng vấn đề tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực là một
khó khăn lớn của tập đoàn khi đầu tư nhà máy tại Việt Nam. 

   Bước vào thế kỹ 21, Barrett củng cốnhững bước tiến đó bằng những
 vụ mua lại và mở rộng – mặc dù các thành phầnmáy tính cá nhân vẫn 
được cho là chiếm 90% thu nhập của Intel và  tất cả  lợi
nhuận của họ. Vì lệ đó mà họ vẫn đưa racác con chip nhanh hơn và
 mạnh hơn đểtiếp tục xây dựng dựa trên sự phát triển
ấn tượng từng giúp họ thay đổi thế giới. 
Nhà máy intel tại Việt Nam 


Gordon Moore đã nói: 
“Nếu ngành công nghiệp ô tô phát triển
nhanh như ngành công nghiệp bán dẫn, thị
một chiếc Rolls Royce sẽ đi được 212.800 km
(hơn 5 vòng xích đạo) chỉ với một lít xăng, và
nó sẽ rẻ đến mức người ta sẽ vất bỏ nó đi thay
vì phải tìm bãi đậu xe ở đâu đó.”



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét