47
SHOREBANK
Ngân hàng phát triển cộng đồng
Fletcher và Milton Davis
• Logo:
• Vị trí trong nền kinh tế mỹ: Không xếp hạng trong Fortune 500 – năm 2007
• Nét đặc trưng: Ngân hàng phát triển cộng đồng lớn nhất và lâu
đời nhất Hoa Kỳ
đời nhất Hoa Kỳ
• Sản phẩm chính: Dịch vụ tài chính doanh nghiệp và cá nhân
• Tổng tài sản: 2,1 tỉ đô la (năm 2006)
• Tổng số nhân viên: 550 người (năm 2006)
• Đối thủ chính:
• Tổng tài sản: 2,1 tỉ đô la (năm 2006)
• Tổng số nhân viên: 550 người (năm 2006)
• Đối thủ chính:
Louisville Community Development Bank,
Vermont National Bank, Wain-wright Bank &
Trust Company
Vermont National Bank, Wain-wright Bank &
Trust Company
• Chủ tịch kiêm CEO: Margaret A. Cheap
• Trụ sở chính: Chicago, Illinois
• Năm thành lập: 1973
• Website: www.sbk.com
• Trụ sở chính: Chicago, Illinois
• Năm thành lập: 1973
• Website: www.sbk.com
Có lẽ điểm chung giữa cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton và nhiều
nhân viên văn phòng ở Chicago là họ đều là khách hàng thân thiết của
ShoreBank. Là một công ty tài chính cổ phần từng điều phối nhiều dự
án phát triển kinh tế tại Windy City cũng như trên toàn thế giới,
ShoreBank đã tạo ra khái niệm “tài chính trách nhiệm xã hội” (1)
Mà Tổng thống Bill Clinton đã giúp quảng bá đến những vùng nông thôn
hẻo lánh trên toàn nước Mỹ từ khi ông còn là Thống đốc bang
Arkansas. ShoreBank cũng giới thiệu đến công chúng hình thức hợp
đồng vay mượn tự do, cho phép một công nhân đã nghỉ hưu có thể vay
vốn lập công ty sửa chữa các căn hộ xuống cấp tại vùng South Shore
lên cận để biến chúng thành những nơi đáng sống hơn và tự làm giàu
cho chính mình.
Được sáng lập bởi bốn nhà hoạt động xã hội ở Illinois, những người
đã gia nhập quân đội khoảng cuối những năm 1960, ShoreBank ngay
từ đầu được xem là một phương tiện thực hiện những thay đổi của dân
thường mà cả chính phủ lẫn các tổ chức phi lợi nhuận đều không thể
không nhất trí. Mô hình phát triển cộng đồng – dựa trên những thay
đổi bắt đầu vào những năm 1950 để cung cấp vốn đầu tư, thường là
cùng với những hỗ trợ kỹ thuật cho những vùng chưa phát triển – lúc
đầu chỉ nhắm vào những vùng lân cận đầy tiềm năng là Bờ biển phía
Nam nước Mỹ. Với mục đích sử dụng hiệu quả dòng tư bản và nguồn
tiền nhàn rỗi trong dân huy động được dưới thời Tổng thống
Eisenhower, họ cam kết sẽ tái đầu tư tất cả nguồn vốn của mình vào
các hoạt động phục vụ cộng đồng. Mặc cho những nỗi hoài nghi xuất
hiện khắp nơi và các chướng ngại ghê gớm, các chương trình tín dụng
và công ty vẫn lớn mạnh không ngừng.
Năm 1986, những thành tựu ấn tượng của ShoreBank dẫn tới
việc mở rộng thêm một chi nhánh nữa ở Chicago và lan tới Arkansas
dưới sự ủng hộ của Thống đốc Bill Clinton và Quỹ Winthrop
Rockefeller. Những nỗ lực tương tự cũng được bắt đầu trong những
năm kế tiếp từ Cleveland cho tới Kenya, châu Phi. Hiện nay họ đã cho
vay trên 700 triệu đô-la đối với doanh nghiệp và các cá nhân trong
những cộng đồng mà họ phục vụ, giúp phục hồi kinh tế hơn 17.000
hộ và biến vô số những giấc mơ thành hiện thực. Họ cũng đem lại lợi
nhuận cho chính mình kể từ 1975 và điều đó chứng minh rằng
nhiệm vụ kếp độc đáo của họ – hoạt động xã hội thông qua lợi nhuận
từ kinh doanh – có thể tạo nên thành công và sự khác biệt trong cuộc
sống.
***
Khi Hội nghị Dân chủ
Toàn quốc diễn ra tại Chicago, bốn thành viên
đam mê các hoạt động xã hội và nhân quyền này
thường xuyên gặp nhau tại
Đại học Chicago. Ronald Grzywinski là một doanh
nhân đang muốn chuyển
hướng sang đầu tư ngân hàng (lĩnh vực mà ông đi
tiên phong trong việc phát
triển cộng đồng mà sau nàyđược Bankshore tiếp quản). Mary Houghton có bằng thạc sĩ của
Trường Y khoa Johns Hopkins, và đang là viên chức phụ trách kế hoạch
cho Quỹ Johnson hoạt động phi lợi nhuận. James Fletcher là một cựu
giáo viên, một chiến binh trong cuộc chiến chống đói nghèo, và là trợ
lý giám đốc của chương trình Hoạt động cộng đồng liên bang. Milton
Davis là chủ tịch hội đồng địa phương về Bình đẳng Dân tộc của Quốc
hội, một sinh viên sau đại học theo ngành kinh doanh của một trường
đại học ngay cạnh nơi bốn người thường tụ tập.
Bốn thành viên sáng lập của ShoreBank : trái qua phải Mary Houghton, Milton Davis, Jim Fletcher, Ron Grzywinsk |
Tất cả đều trên dưới ba mươi tuổi, nhóm bạn gồm hai người da
trắng và hai người Mỹ gốc Phi này đều thừa nhận rằng những nỗ lực
của chính phủ và các tổ chức phi lợi nhuận truyền thống không thể
nào giải quyết hết những vấn đề phức tạp trong đời sống thành thị.
Và họ cũng nghi ngờ rằng các bài diễn văn đọc trên sàn hội nghị cũng
chẳng giải quyết được những vấn đề đang dần hủy hoại những khu
vực lân cận trong thành phố và trên cả nước. Trong khi không ai nảy
ra ý kiến cụ thể là trở thành một “chủ ngân hàng”, tất cả đều hăm hở
với ý kiến thú vị của Grzywinski rằng sẽ cải tạo xã hội thông qua lĩnh
vực ngân hàng. South Shore – một khu dân cư từng rất trù phú nay
đang gặp nhiều khó khăn – trở thành mục tiêu của họ. Gần như ngay
lập tức họ tiến hành mua Ngân hàng Quốc gia South Shore.
Bốn người huy động được 3,2 triệu đô-la cần thiết để mua công
ty phần lớn là nhờ một khoản vay nợ do Grzywinski và vợ ông bảo
lãnh, và bắt đầu điều hành công ty này vào mùa hè năm 1973. Và họ
vấp ngay phải một vấn đề lớn. Ngân hàng cũ bị bán đi là do nó không
thể kiếm lợi nhuận từ cộng đồng dân cư ngày càng giảm dần. Và
nguyên nhân của hệ quả này, ít ra cũng một phần, là do mỗi ngân
hàng tiết kiệm và cho vay đều xếp họ vào loại khách hàng có khả
năng rủi ro cao và đánh dấu đỏ nên từ chối cho họ mượn tiền dù có
thế chấp nhà cửa hay để thực hiện các dự án kinh doanh. Ban lãnh
đạo mới của công ty đề nghị thay đổi tình hình này bằng cách tái đầu
tư vào nguồn vốn tổng hợp chỉ trong South Shore. Ban đầu không
nhiều người chấp nhận ý tưởng là một ngân hàng thất bại trong một
khu dân cư kinh tế khủng hoảng lại có thể kiếm được lợi nhuận tài
chính chỉ bằng một vài kinh nghiệm xã hội mới. Nhưng bốn người
này lại tin rằng mình có thể làm được như vậy. Và họ đã lên kế hoạch
để chứng minh những nghi ngờ đó là hoàn toàn sai lầm.
Khi South Shore thay đổi, lượng tiền gửi vào ngày càng thấp hơn,
giảm từ 80 triệu đô-la xuống chỉ còn 42 triệu đô-la chỉ trong vòng hơn
một thập kỷ. Những vấn đề khác cũng vẫn tồn đọng, như tình trạng
tòa nhà trụ sở xuống cấp trầm trọng. Tuy nhiên, bốn người quyết định
đặt công ty của mình trên nền tảng là một công ty tài chính đơn thuần
trước khi có những hoạt động kinh doanh khác. Ngân hàng sẽ giống
như một công ty phát triển địa ốc, một văn phòng đầu tư nhỏ, và là
một tiếng nói bênh vực cho cộng đồng dân cư xung quanh một cách
phi lợi nhuận. Để quảng cáo việc ký gửi tiền và bắt đầu tăng nguồn
vốn, họ bắt đầu nói về hy vọng và mục tiêu của mình với những hội
nhóm dân chủ địa phương. Họ đưa ra các bản hợp đồng tín dụng
không thế chấp cho dân cư vùng South Shore và những người có ý
định mua nhà hoặc kinh doanh trong khu vực.
Chương trình được hình thành để tạo nguồn vốn cho những nỗ
lực vay mượn này, cố tên gọi là Tiền gửi để phát triển, cuối cùng đã
thay đổi hình ảnh công ty. Bằng cách cho những người gửi tiết kiệm
cá nhân cũng như các nhà quản lý quỹ lương hưu mở một tài khoản
có cấu trúc đủ khả năng cạnh tranh thông qua ngân hàng ShoreBank
để sử dụng cho các dự án phát triển ở South Shore, họ tạo ra một công
cụ đầu tư trách nhiệm xã hội gửi lời kêu gọi tới các nhà quản lý tài
chính hảo tâm ở nhiều nơi. Khi chương trình được bắt đầu vào năm
1974, các tài khoản được mở khắp nơi từ 50 bang và hơn hai mươi
quốc gia trên thế giới. Chẳng bao lâu sau, họ đã là nguồn tài chính cơ
bản cho hơn một nửa số doanh nghiệp trong vùng.
Được quản lý bởi Phó
Chủ tịch ShoreBank, Joan Shapiro, chương trình mũi
nhọn mà công ty hỗ trợ –
điều đã hoàn toàn đi ngược lại với thực tiễn kinh doanh
ngân hàng thông thường trong việc đầu tư tiền gửi
địa phương trong các dự án
từ xa – đã làm bất ngờ
những đầu óc hoài nghi khi nhanh chóng chứng minh rằng họ mới
chính là người chiến thắng. Những công nhân điện đã nghỉ hưu, cùng
rất nhiều những “chủ doanh nghiệp gia đình” khác đã giúp cho cộng
đồng mình đang sống trong khi xây dựng những cách kiếm sống
riêng và trả hết nợ ở một mức độ cao hơn rất nhiều so với niềm tin
mà Shorebank đã đặt vào họ và cộng đồng.
Trung tâm Hỗ trợ Doanh nghiệp ShoreBank
tại Cleveland
|
***
Sau khi “tăng tốc các hoạt động kinh doanh” ở 32 thành phố
thuộc bang Arkansas, ShoreBank tiếp tục mở rộng kinh doanh đến
vùng Thượng Bán đảo Michigan, các bang Washington, Detroit và
Cleveland, đồng thời tư vấn cho các định chế tài chính khác thực hiện
các chương trình tương tự. Có lẽ thử thách lớn nhất của công ty là ở
thị trường nước ngoài, nhất là tại các nước đang phát triển như
Pakistan, Kenya và Bangladesh, nơi họ mở chi nhánh. Công ty cũng
góp phần hình thành các chương trình tín dụng ở Phần Lan, Ba Lan,
và các nước thuộc Liên Xô cũ. Tại thị trường Mỹ, công ty tăng tổng số
nhân viên lên 300 người, thuê những người đến làm việc với
Shorebank vì nhiệm vụ xã hội của họ, cũng như cả những người dân
sống trong vùng và chỉ đơn giản cần một công việc ổn định. Nhiệm
vụ kếp của họ đã mang lại lợi ích cho tất cả mọi người: thành công
trong việc hồi sinh những khu vực mà họ chọn làm mục tiêu ban đầu
trong khi vẫn đem lại lợi nhuận thỏa mãn các nhà quy hoạch lẫn đầu
tư. Công ty được xem là có môi trường làm việc lý tưởng hàng đầu.
ShoreBank tăng quy mô gấp đôi vào năm 1995 sau khi sáp nhập
với Indecorp, một tổ chức tín dụng khác của Chicago có hạ tầng là hai
ngân hàng thương mại. Bước sang thế kỷ mới, tổng số tiền ký gửi của
công ty đã lên tới 750 triệu đô-la và tổng số vốn hoạt động gần 1 tỉ
đô-la. Theo hầu hết những đánh giá thông thường - và một vài thống
kê không chính thống – công ty đã đạt được tất cả các mục tiêu mà
Grzywinski, Houghton, Fletcher và Davis nhắm đến lúc ban đầu.
Tuy nhiên vẫn có một số vấn đề tồn tại. Đó là ShoreBank vẫn
chưa phải là một thương hiệu mạnh để hoạt động đơn lẻ dễ dàng.
Vì thế, vào mùa hè năm 2000, họ liên kết với các quỹ đầu tư trách
nhiệm xã hội xuất sắc tại Mỹ để hình thành một liên minh tài chính
mang tính cách mạng rộng lớn hơn để phát triển cộng đồng một
cách hiệu quả hơn. Được cổ xúy thành lập bởi Công ty Domini
Social Investment, tổ chức đang quản lý số tiền rất lớn là 1,9 tỉ đô-la,
một quỹ liên kết mới ra đời giờ đây sẽ đầu tư ít nhất 10% tổng vốn
cho vay cầm cố và đầu tư doanh nghiệp nhỏ cho những người trong
các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn. Quỹ mới này khuyến khích
các dự án phát triển cộng đồng có ý nghĩa cũng như đầu tư trực tiếp
vào đó.
Năm 2004, ShoreBank sáng lập Trung tâm Đổi mới Các Dịch vụ
Tài chính nhằm khuyến khích các tổ chức tài chính phục vụ các khách
hàng có thu nhập thuộc mức nghèo khổ hoặc dưới mức nghèo khổ.
Năm 2007, ShoreBank trở thành ngân hàng môi trường và phát
triển cộng đồng đầu tiên thực hiện chương trình tiết kiệm trực tuyến
lãi suất cao.
Ngày nay thành công của ShoreBank được phán ánh qua hệ
thống rộng khắp các chi nhánh của họ trên khắp thế giới. ShoreBank
cũng đã là một ngân hàng cổ phần và họ tiếp tục đa dạng hóa sản
phẩm tín dụng và các dịch vụ tài chính hướng về cộng đồng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét