48
HÃNG PHIM MGM
Tiếng gầm sư tử
• Người sáng lập: Marcus Loew và Louis B. Mayer
• Logo:
• Vị trí trong nền kinh tế mỹ: Không xếp hạng trong Fortune 500 – năm 2007
• Nét đặc trưng: Hình mẫu thu nhỏ của Hollywood và nước MỸ
thập niên 1920 và 1930
thập niên 1920 và 1930
• Sản phẩm chính: Phim điện ảnh, chương trình truyền hình, video
gia đình và những sản phẩm có đăng ký bản quyền
• Doanh thu: 1,2 tỉ đô-la (năm 2000)
• Số nhân viên: 870 người (năm 2000)
• Đối thủ chính: Sony pictures, Time Warner và Walt Disney
• Chủ tịch kiêm CEO: Alex Yemenidjian
• Trụ sở chính: Santa Monica, California
• Năm thành lập: 1924
• Số nhân viên: 870 người (năm 2000)
• Đối thủ chính: Sony pictures, Time Warner và Walt Disney
• Chủ tịch kiêm CEO: Alex Yemenidjian
• Trụ sở chính: Santa Monica, California
• Năm thành lập: 1924
• Website: www.mgm.com
Thập niên 70 của thế kỷ trước là thời kỳ của những sự kiện
không lấy gì lâm vẻ vang của nước Mỹ – vụ tai tiếng Watergate, dịch
viêm phổi, các vũ điệu cuồng loạn của giới hippi, nhưng xen kẽ những
chuyện đáng buồn đó còn có những cơn sốt vé khi các rạp hất chiếu các
siêu phẩm điện ảnh và tạo nên thời hoàng kim cho Hollywood. Thành
quả đó chủ yếu là nhờ hãng phim huyền thoại MGM - Metro-Goldwyn-
Mayer - với biểu tượng con sư tử đang gầm rú của mình, từng là hình
ảnh đại diện cho nền công nghiệp giải trí Hoa Kỳ, và cũng từng bán hết
tài sản của mình, kể cả đạo cụ và phục trang đóng phim, để trang trải
cho các món nợ tài chính.
Marcus Loew chưa bao giờ muốn trở thành một nhân vật quan
trọng trong làng giải trí. Ông cũng chưa từng nghĩ rằng mình sẽ thay
đổi được cách làm việc của Hollywood hay, mơ ước sẽ có sức ảnh
hưởng đến như thế trong việc thay đổi hình ảnh nước Mỹ trong mắt
cả thế giới. Nhưng ông cũng không cam lòng làm một nhân viên bán
hàng bình thường cho một cửa hàng bán đồ lửng thú ở New York. Thực
ra, ông muốn ghi dấu ấn của riêng mình trong lĩnh vực bất động sản.
Ông bắt đầu bằng việc hùn vốn mua một chung cư nhỏ. Dù vậy, Loew
cũng thích rạp hát, và ông chia sẻ niềm đam mê này với những người
khaác… trong đó có một người bạn phất lên nhờ sở hữu một hệ thống
phòng chiếu phim. Rất ấn tượng với điều đó, Loew đã thuyết phục đối
tác trong lĩnh vực bất động sản và một người bạn khác làm nghề diễn
viên cùng nhau tham gia kinh doanh trong lĩnh vực này. Năm 1904,
họ mở sân khấu kịch People’s Vaudeville trên Phố 23, New York và
nhanh chóng thành công. Bộ ba sớm mở rộng sang kinh doanh các rạp
chiếu bóng và trung tâm đặt vé xem kịch Vaudeville. Chỉ trong vòng
vài năm, họ đổi tên và tổ chức lại công ty thành Tổ hợp Loew’s Inc.,
với tổng vốn đầu tư lên đến 17,5 triệu đô-la.
Cùng lúc đó, những hãng phim mới bắt đầu mọc lên ở phía Nam
California và hấp dẫn các nghệ sơ, diễn viên, kỹ thuật viên và các
ngôi sao hàng đầu của ngành điện ảnh. Loew không hứng thú với
cuộc phiêu lưu mới này – cho tới khi ông nhận ra lợi ích kèm theo
của nó: sở hữu một hãng phim sẽ cho ông quyền điều hành trực tiếp
một dây chuyền sản xuất và kinh doanh các loại phim ông muốn đưa
ra rạp chiếu bống của mình. Năm 1920, ông mua Tập đoàn Metro
Picture và Louis B. Mayer Pictures và sáp nhập cả hai thành một. Tuy
nhiên, lúc đầu hãng mới này không sản xuất ra loại phim mà Loew
muốn, nên năm 1924, ông bổ sung thêm Goldwyn Picture và bổ
nhiệm Irving Thalberg chịu trách nhiệm giám đốc sản xuất cho hãng
phim. Thế là MGM ra đời.
![]() |
Ben-Hur - Bộ phim đoạt 12
giải Oscar năm 1959
|
Mayer và Thalberg đã trở thành một
nhóm tuyệt vời và ngay lập tức thu hút sự
chú ý của các họa sĩ, chuyên viên kỹ thuật
và ngôi sao hàng đầu. Đạo diễn Von
Stroheim và King Vidor đã thực hiện được
nhiều kỳ tích điện ảnh khi sản xuất ra
nhiều tác phẩm đạt doanh thu khổng lồ với
các ngôi sao bao gồm Greta Garbo, Clark
Gable, Joan Crawford, Spencer Tracy,
James Stewart, Elizabeth Taylor và Mickey
Rooney (slogan lúc đó của công ty là
“nhiều sao hơn cả trên thiên đường”).
Những phim như Ben-Hur, Grand Hotel,
Munity on the Bounty, và The Great Zeigfield đã giành được vô số giải
thưởng của Viện Hàn lâm Điện ảnh Hoa Kỳ (tức Giải Oscar). Đầu
những năm 1930, MGM là hãng phim lớn và giàu có nhất Hollywood.
Họ cũng hoàn thành xuất sắc mục tiêu ban đầu (và cũng rất quan
trọng) của Loew là đưa khán giả đến với rạp chiếu bóng.
Thalberg mất năm 1936, nhưng thành công của hãng thị vẫn tiếp
tục. Gone With the Wind (Cuốn theo chiều gioá), The Philadelphia Story, và
một loạt những phim đầu tư ít vốn nhưng đạt doanh thu cao như Andy
Hardy và Tarzan đã thắng đậm. Mayer tập trung vào những phim có chủ
đề yêu nước và luôn luôn kết thúc có hậu và khách thị vẫn tiếp tục kéo
đến rạp. “Công việc của chúng tôi là làm ra những bộ phim đẹp về
những con người đẹp. Ai không hiểu được điều này thị không phải là
người làm trong lĩnh vực này”, ông đã từng nói như thế. Hãng phim tiếp
tục cho ra mắt khoảng 45 bộ phim mỗi năm, và đó là những cỗ máy kiếm
tiền cho công ty.
***
Sự vượt trội của MGM được duy trì qua thời kỳ Chiến tranh Thế
giới lần II. Sau đó, sở thích của khán giả thay đổi, sự phát triển của
ngành truyền hình, tuổi tác ngày càng cao của các ngôi sao lớn đầu
quân cho hãng, tất cả đều có ảnh hưởng không tốt đến công ty. Lợi tức
từ bờ Đông(1)
(1) Ý nói các rạp chiếu bóng (nơi tiêu thụ) ở bờ Đông nước Mỹ, tiêu biểu là New York; trong khi các
phim trường (nơi sản xuất) đều đặt ở bờ Tây, tiêu biểu là Los Angeles, California.
của Loew cũng ngày càng đáng quan tâm hơn. Mayer,
người luôn mâu thuẫn với những người đến từ New York, đã ra đi
trước nhiều áp lực vào năm 1951. Ông được thay bằng Dore Schary,
giám đốc sản xuất hãng phim, người đã phát triển hàng loạt những vở
kịch truyền hình nghiêm túc đương thời (The Asphalt Jungle), những
phim sử thi được đầu tư nhiều (Ivanhoe), những phim hài tình cảm
lãng mạn (Father of the Bride), và những bộ phim lịch sử (Julius
Caesar). Họ còn sản xuất cả một loạt phim nhạc kịch (Easter Parade,
Show Boat, Singin’ in the Rain) với sự có mặt của rất nhiều ngôi sao lớn
khác như Fred Astaire, Gene Kelly và Frank Sinatra. Tuy nhiên, tổng
lợi nhuận không tăng lên được bao nhiêu và Schary rời khỏi công ty
vào năm 1956. Chỉ có một vài phim nổi bật sau nhiệm kỳ của ông như
Jailhouse Rock của Elvis Presley và phim làm lại của Ben-Hur, đã đoạt
12 giải Oscar.
Năm 1965, Doctor Zhivago trở thành bộ phim duy nhất thành
công sau một thời gian dài loay hoay của họ. Với sự xuống dốc này,
công ty được đặt dưới sự quản lý của một ông chủ trong ngành hàng
không Kirk Kerkorian. Ông bổ nhiệm giám đốc sản xuất cũ của CBS
James T. Aubrey làm tổng giám đốc hãng phim. Ông này ngay lập tức
cắt giảm chi tiêu bằng cách sa thải nhân viên và bán đi hàng trăm
ngân đạo cụ cũng như trang phục trong những tháng ngày còn vinh
quang của MGM. Từ cỗ xe ngựa
kéo trong Ben-Hur cho tới đôi giày
hồng ngọc trong The Wizard of Oz
(Phù thủy xứ Oz) đều lần lượt ra đi.
Xưởng phim tiếp tục sản xuất
những bộ phim có chi phí thấp,
nhưng chỉ có vài phim gây tiếng
vang sau bộ phim Shaft ra mắt
năm 1971. Vào cuối thập kỷ 70,
MGM không còn được coi trọng
như trước nữa, mặc dù bản thân
hãng vẫn kinh doanh có lãi nhờ
nguồn đầu tư đa dạng, chủ yếu của
tập đoàn khách sạn sòng bạc
Nevada. Có người còn đoán rằng Kerkorian lúc đầu mua MGM chú để
bổ sung cho bộ sưu tập tài sản những thương hiệu nổi tiếng trên thế
giới của ông ấy ở Las Vegas và Reno.
Tuy nhiên, MGM đã hồi sinh vào năm 1980 khi Kerkorian tách
nó ra làm hai bộ phận riêng biệt: khách sạn và hãng phim. Sau đó,
ông mua lại công ty United Artists, được thành lập năm 1919 bởi
Mary Pickford, Douglas Fairbanks, D.W. Griffith và Charlie Chaplin.
Ngoại trừ sự ra đời theo định kỳ của loạt phim về châng siêu điệp
viên hư cấu nổi tiếng James Bond, toàn bộ xưởng phim vẫn không cho
ra đời được nhiều xuất phẩm lớn trong suốt thập niên 1980.
Kerkorian cải thiện tình hình bằng việc bán một phần công ty đi, mặt
khác chuyển công ty bấy giờ đã được đổi tên thành MGM/UA
Communications cho công ty truyền hình cáp Ted Turner – chỉ để
sau này mua lại một lần nữa, trừ thư viện phim cũ của hãng. Lorimar-
Telepictures được giao quyền điều khiển công ty huyền thoại một
thời này. Và sau đó, năm 1989, Kerkorian bán toàn bộ những gì còn
lại cho công ty truyền hình của Úc Qintex. Năm sau đó, họ chuyển
giao công ty cho Pathe Communications của một nhà tài phiệt người
Ý là Giancarlo Parretti.
![]() |
Doctor Zhivago – Bộ phim thành công
hiếm hoi của MGM những năm 1960
|
Thật không may, MGM-Pathe Communications
cũng chẳng làm ăn
khấm khá hơn được bao nhiêu. Họ
buộc lòng phải hoãn thực hiện
một số phim (bao gồm Thelma andLouise, bộ phim
sau này gây được tiếng vang lớn), vì không có đủ tiền cho việc in ấn
và quảng cáo. Lương trả cho nhân viên cũng bị trì hoãn. Hãng phim
bị tấn công bởi nhiều vụ kiện cáo. Một phiên tòa ở Ý nêu lên cáo
buộc lừa đảo phá sản cho Parretti, người mà tạp chí Time gọi là “ông
trùm bí ẩn”. Những phim được công chiếu ngoài rạp như Rocky V và
Not Without my Daughter đều gây thất vọng và hoàn toàn là những
thất bại thẫm hại.
Tài khoản tại ngân hàng Lyonnais ở Hà Lan, nguồn vay chính của
Pathe, cũng bị phong tỏa năm 1992 và quyền điều hành hãng phim
được chuyển sang một công ty con khác. Một năm sau, họ hăng hái
chỉ định Frank G. Mancuso giữ chức vụ chủ tịch kiêm CEO. Nhưng
năm 1996, thỏa thuận có vấn đề và phim trường lại bị đưa trở về vị
trí cũ. Mỉa mai thay, người mua hóa ra lại là người đã từng sở hữu
toàn bộ công ty trước đó - không ai khác hơn ngoài Kerkorian. Trong
một lần cao hứng thu mua, ông đã vú luôn hãng phim Orion vào năm
1997. Trong quá trình đó, Kerkorian đã nắm trong tay 1.900 đầu
phim và 3.000 tập phim truyền hình. Việc này đã khiến cho tài sản
của MGM lên đến con số 5.000 phim (được xem như bộ sưu tập phim
lớn nhất trên thế giới kể từ sau năm 1948) và 8.200 chương trình
truyền hình. Trong lần đầu tiên bán trái phiếu ra thị trường cùng
năm, ông đã bán được 9 triệu cổ phiếu trong tổng số cổ phiếu thường
của MGM.
![]() |
MGM Grand Hotel tại Las Vegas
|
Ngày nay, hãng phim vẫn tiếp tục với loạt phim James Bond. Họ
cũng sản xuất những phim khác (The Thomas Crown Affair), các
chương trình truyền hình (Stargate SG-1), phim truyện video dành
cho gia đình (lấy từ thư viện phim đồ sộ của mình) cùng những sản
phẩm tiêu dùng có bản quyền khác (dựa trên phim và nhân vật).
Tuy nhiên, ngay cả những người ủng hộ đáng tin cậy nhất của
công ty cũng phải thừa nhận rằng, đã qua rồi thời kỳ MGM thống trị
Hollywood và Hollywood thống trị thế giới.
Series 20 phim về Điệp viên 007 - James Bond của MGM
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét