COCA-COLA

Chủ Nhật, 6 tháng 4, 2014
30
COCA-COLA
Nhãn hiệu nước giải khát quyến rũ nhất hành tinh




• Người sáng lập:                         Dược sĩ John Stith Pemberton
• Logo:



• Vị trí trong nền  kinh tế mỹ:     Hạng 94 (Fortune 500 – năm 2007)
• Nét đặc trưng:                           Biến thứ  nước màu nâu thành thức 
                                                      giải khát toàn cầu

• Sản phẩm chính:                       Coca-cola Classic, Diet Coke, Sprite, 
                                                      Minute Maid
• Doanh thu:                               
28,85 tỉ đô-la (năm 2007)
• Lợi nhuận:                                
5,98 tỉ đô-la (năm 2007)
• Số nhân viên:                            
90.500, trong đó  có  16.000 
                                                      nhân viên trực tiếp (năm 2007)

• Đối thủ chính:                           PepsiCo, Cadbury Schweppes, Quaker Oats
• Chủ tịch kiêm CEO:                 
E. Neville Isdell (năm 2007)
• Trụ sở chính:                            
Atlanta, Georgia
• Năm thành lập:                        
1886
• Website:                                    
www.cocacola.com

      Coca-Cola là nhãn hiệu nước ngọt có ga được đăng ký vào năm
1893 tại Mỹ. Cha đẻ của Coca-Cola là một dược sĩ nên người dân Mỹ
thời kỳ đó xem Coke là một loại thuốc uống. Sau này, khi mua lại Coca-
Cola, Asa Candler - nhà lãnh đạo tài ba bậc nhất của Coca-Cola - đã
biến chuyển suy nghĩ của người dân nước Mỹ về hình ảnh của Coca-
Cola. Ông làm cho khách hàng của mình nhận ra rằng thứ  "dược
phẩm" Coke thực sự là một loại đồ uống quyến rũ nhất hành tinh (Asa
Candler thành công đến mức bị nhiều người quy kết là kẻ gây nghiện
thế giới). Cho đến ngày nay, Coca-Cola vẫn luôn trung thành với tiêu
chí này.

       Bước vào thiên niên kỷ mới, ít người nghĩ rằng một công ty như
Coca-Cola lại đang cần một cuộc đại tu mặc dù sản phẩm của họ đang
được bán ở  khắp mọi ngóc ngách trên thế  giới và  thống trị ngành
công nghiệp nước uống có ga trong hơn một thế kỷ qua. Nhưng ngay
cả những công ty làm thay đổi thế giới cũng có lúc sẩy chân và Coke
không phải là một ngoại lệ. Hãy quên đi những slogan sôi động hấp
dẫn, những mẫu quảng cáo rung động lòng người, kiểu dáng độc đáo
của chiếc vỏ chai và những sự kiện đáng nhớ trong quá khứ. Coke có
thể là “điều có thực” như họ từng tuyên bố vào năm 1942, nhưng họ
biết rằng họ sẽ không còn được như thế nếu không có một sự thay
đổi lớn.

       Tuy nhiên, công ty có trụ sở chính ở Atlanta này vẫn là nhà sản
xuất nước giải khát hàng đầu trên thế  giới. Danh sách những sản
phẩm được ưa chuộng bao gồm cả hai loại nước giải khát bán chạy
hạng nhất và thứ ba trên thế giới là Coca-Cola Classic và Diet Coke
(cùng với hơn 160 loại nước có ga, cà phê, nước trái cây, nước tăng
lực, trà và nước suối đóng chai… ) đã tạo nên những nhãn hiệu quen
thuộc trong lòng người sành uống Coca-Cola, có  thể  kể  như Sprite,
Barq’s, Cherry Coke, Fanta, Minute Maid, Hi-C, Fruitopia, Butter
Nuts và POWERaDE. Logo trắng-đỏ của công ty xuất hiện khắp 
ọi nơi và những hình tượng liên quan cũng rất được yêu 
 Nhưng công ty cũng có  những vụ  khủng hoảng lớn làm ảnh
hưởng đến hình ảnh của mình. Tình hình tài chính công ty trong
những năm gần đây cũng cần được quan tâm một cách nghiêm túc.
Đó là vụ kiện phân biệt chủng tộc của những nhân viên da đen tại
Mỹ, việc thu hồi một lượng lớn sản phẩm tại Ấn Độ, nỗ lực mở rộng
tại châu Âu bị ngăn cản, vụ tranh cãi về việc khen thưởng gần đây
cho một giám đốc điều hành, mối quan hệ căng thẳng giữa công ty
và mạng lưới phân phối chính của những cơ sở đóng chai riêng lẻ, và
cả sự tuột dốc của cổ phiếu Coke. 

      Những thăng trầm đó vốn dĩ là chuyện bình thường đối với một
tập đoàn đã góp phần làm thay đổi thế giới như Coca-Cola. Người ta
chỉ thực sự quan tâm khi nhà điều hành mới lên nắm quyền vào thời
điểm chuyển giao thiên niên kỷ. Trong khi chỉ một động thái nhỏ
nhất của ông cũng được các nhà phân tích trong ngành công nghiệp
giải khất miêu tả như thể bao gồm tất cả những thay đổi quan trọng
nhất mà Coke đã trải qua suốt bao thập kỷ, thị trên thực tế quá trình
cải tiến sản phẩm từ thế kỷ 19 đến thế kỷ 21 vẫn còn tiếp diễn.
***
      Nước ngọt có ga luôn là một loại sản phẩm kỳ lạ. Lịch sử của nó
bắt đầu từ năm 1767, khi thứ nước có chứa carbonate bắt đầu được
giới thiệu với công chúng. Cái gọi là “nước có ga” này được cho thêm
hương vị lần đầu tiên vào giữa những năm 1830. Kể từ đó, từ những
nhà buôn nhỏ cho đến các nhà thầu hợp pháp, tất cả đều tìm cách bán
lẻ thứ nước này để kiếm lời. Một trong những nỗ lực lâu dài nhất lần
đầu tiên xuất hiện năm 1876, khi Charles Hires bán thứ  đồ  uống
không cồn này như một loại thuốc. Tiếp sau đó là sự xuất hiện một
loạt những đối thủ tiềm năng khác – trong đó có Coca-Cola năm 1886
và Pepsi-Cola năm 1890. Tất cả các loại thức uống này lúc đầu đều
được xem là dược phẩm. Coke có tác dụng tốt cho việc trị đau đầu,
chứng đầy hơi và khó chịu sau khi dùng thức uống có nồng độ cồn
cao. Một trong những slogan đầu tiên của Coca-Cola là “Thuốc bổ não
tuyệt vời”.
John Stith Pemberton, nhà sáng lập 
Coca-Cola


   Qua hơn một thế  kỷ, nước ngọt có ga đã dần thay đổi vai trò
và  trở  thành thứ  nước giải khát dành cho mọi người. Coke và
Pepsi cũng bắt đầu bước vào cuộc chiến một mất một còn ngay sau
đó  để  giành quyền thống trị ngành công nghiệp này. Coke đạt
được lượng sản phẩm bán ra rất lớn bằng cách nhượng quyền
đóng chai cho hai người đàn ông ở Chattanooga và  Tennessee. Bản
hợp đồng có  giá  chó… 1 đô-la nhưng đủ  để  đánh dấu sự  ra đời
chiến lược độc đáo của họ trong việc sử dụng những nhà máy đóng
chai độc lập để  pha chế  các loại nguyên liệu có  sẵn ngay tại địa
phương và sau đó phân phối ra thị trường. Xúc tiến mở rộng cũng là
một phần quan trọng trong kế hoạch ban đầu. Vào lúc giám đốc ngân
hàng Atlanta, Ernest Woodruff, cùng một nhóm các nhà đầu tư mua
lại công ty với giá 25 triệu đô-la năm 1919, khoảng 1.000 nhà máy
đóng chai như thế đã giúp Coca-Cola có mặt trên toàn nước Mỹ, Cuba,
Puerto Rico, Panama, Phillipines và đảo Guam.

      Năm 1923, Robert W. Woodruff, con trai của Ernest, lên nắm
quyền điều hành hệ thống và ở cương vị quản lý trong suốt sáu thập
kỷ đáng nhớ. Ông đã đưa Coca-Cola từ một loại nước giải khát đơn
thuần trở  thành một thương hiệu nổi tiếng và  giá  trị nhất thế  giới.
Dưới quyền điều hành của ông, Coke bắt đầu tập trung mạnh vào việc
bán nước giải khất đóng chai hơn là bán theo lít. 

      Ngay từ  những ngày đầu tiên, Coca-Cola đã  luôn là  một phần
không thể thiếu trong các sự kiện lớn ở Mỹ và trên toàn thế giới.
Như trong Thế chiến thứ II, họ đảm bảo rằng mỗi thành viên của
quân đội Mỹ sẽ  được một chai Coke mỗi ngày với giá  5 xu mà
không cộng thuế  hay các giá  trị khác của công ty. Nỗ  lực trong
chiến tranh này đã giúp công ty tiến ra xa khỏi thị trường Bắc Mỹ,
 hẳng định được vị thế của tập đoàn với sự phát triển lớn mạnh
thần tốc sau Chiến tranh Thế  giới II. Thời kỳ  này, công ty đã  xây
dựng các nhà máy đóng chai tại 64 điểm ở  khu vực châu Âu, châu Phi
và Thái Bình Dương.

      Coca-Cola được mệnh danh là vua của các sự kiện và chương trình
quảng cáo. Họ thường xuyên đưa ra những chiến dịch quảng cáo đáng
nhớ cùng những câu slogan ấn tượng như “The Pause that Refreshes”
(Tạm dừng để  giải khát),  “It’s the Real Thing” (Đó  là  điều có  thật) và
Things Go Better with Coke” (Mọi thứ  trở  nên tốt đẹp hơn với Coke).
Thậm chí công ty còn thuê cả Edgar Bergen(1)cùng chú rối gỗ “vụng về”
của ông là Charlie McCarthy năm 1950 để tham gia vào một chương
trình truyền hình trực tiếp để quảng bá hình ảnh Coca-Cola. Có vẻ như
không có  gì ngoài tầm với của họ  và  họ  luôn được người tiêu dùng
hưởng ứng nhiệt liệt. Nước ngọt có ga trở thành vua của tất cả các loại
nước giải khát không cồn, và Coke là công ty đi tiên phong trong ngành
công nghiệp này.
Mẫu quảng cáo “Chấm dứt cơn khất tại đây” của 
Coca-Cola năm 1939

      Tuy nhiên có một đối tượng khách hàng cố sức ảnh hưởng ngày
càng lớn nhưng lại chưa được chú ý. Đó là cộng đồng người ăn kiêng
ở  Mỹ, những người quay lưng lại với tất cả  các loại nước ngọt vì
chúng chứa một lượng đường quá cao. Royal Crown, một hãng cola
cạnh tranh, lần đầu nhắm tới nhóm khách hàng có  số  lượng ngày
càng tăng này năm 1961 bằng một loại thức uống ngọt nhưng không
chứa caffeine gọi là Diet Rite. Coke cũng nhập cuộc với sản phẩm Tab
năm 1963. Ngành này vẫn còn một chặng đường dài phải vượt qua
trong việc thu hút sự quan tâm của quần chúng nhưng nhìn chung
nó đã thành công rực rỡ về mặt thương mại.

     Vào thời điểm đó, chai Coke đã trở nên quen thuộc và
trở thành biểu tượng của nước Mỹ, đến mức Andy Warhol(1)
sau đó đưa hình tượng này vào các tác phẩm nghệ thuật được
yêu thích vào những năm 1960 (cùng với những lon
Campbell Soup và  chân dung Marilyn Monroe). Công ty đã
sử  dụng hình ảnh này trong thập niên kế tiếp và quảng bá
nó  như một thức uống lý tưởng mang lại sự sảng khoái.
Đỉnh cao của nỗ lực này là vào năm 1976, khi một nhóm bạn
trẻ từ khắp nơi trên thế giới tụ họp trên một ngọn đồi tại Ý để cùng
sáng tác ra một khúc nhạc mà có lệ chính là mẩu quảng cáo khó quên
nhất của thời đại: “Tôi muốn dạy cả thế giới hòa chung nhịp hất. Tôi
muốn tặng mỗi người một Coke, và luôn mang nó bên mình.” (2)
Mẩu quảng cáo được yêu thích đến mức Coca-Cola đã  cho quay lại trên
cùng chính ngọn đồi đó để sử dụng cho lần phát hình tại Super Bowl
năm 1990 với sự hiện diện của 16 người (và cả con cái họ) đã từng
tham gia sự kiện tại Ý trước kia.

Vỏ chai Coca-Cola đã được bảo hộ kiểu dáng
công nghiệp từ năm 1960


      Dĩ nhiên không có  gì là  bất biến trong thế  giới các tập đoàn,
doanh thu của Pepsi đang tăng nhanh hơn Coke và  Roberto C.
Goizueta được bổ nhiệm vào cương vị Chủ tịch kiêm CEO vào năm
1981. Trong vòng 16 năm sau đó cho tới khi mất vì bệnh ung thư,
Goizueta đã ghi dấu ấn của mình bằng việc giới thiệu sản phẩm Diet
Coke (thứ  ngay lập tức được yêu thích tới mức làm nên cuộc cách
mạng trên thị trường cũng như cải thiện đáng kể tình hình lợi nhuận
 của công ty) và New Coke. Tuy nhiên, New Coke bị phản đối gần như
ngay lập tức khi vừa được tung ra thị trường. Khi Pepsi đa dạng hóa
kinh doanh bằng cách thu mua những nhà hàng như Taco Bell, Pizza
Hut, Coca-Cola đáp trả bằng cách mua lại các hãng Minute Maid, cà
phê và trà Butter Nut, nước trái cây Hi-C. Năm 1995, tạp chí Thế giới
Tài chính xếp hạng Coke là thương hiệu có giá trị lớn nhất thế giới. 

***
      Mặc dù  tổng sản lượng tiêu thụ  của Coke và  những mặt hàng
khác của công ty trên thị trường từ Luxembourg tới Turkmenistan
đã vượt quá 1 tỉ đơn vị mỗi ngày vào cuối thế kỷ 20, nhưng không
phải mọi thứ đều tốt đẹp. Thiện chí được vun đắp cẩn thận của công
ty với khách hàng, nhà điều phối và các nhà máy đóng chai thường
xuyên bị phá vỡ bởi các sai phạm và thiếu sót trong vấn đề ủy thác.
Những đối thủ cạnh tranh mới, rẻ hơn, dần dần xuất hiện tại châu
Âu, Nam Mỹ, và châu AÁ. Những nỗ lực cạnh tranh trên toàn cầu đã
làm cho văn phòng đại diện Coke tại các khu vực bị ghét bỏ. Doanh
số  tiêu thụ  không đạt kế  hoạch. Giá  nguyên vật liệu cũng không
ngừng tăng lên... Tuy nhiên, người khổng lồ màu đỏ này vẫn không
ngừng đổi mới để  bước vào những cuộc chinh phục lớn hơn trên
đường đua thế giới cùng với kỳ phùng địch thủ màu xanh (Pepsi Co)
của họ.

       Nói như Coca-Cola, “Thế kỷ này tiếp tục hứa hẹn những phát triển
trọng đại hơn nữa. Và trong những giai đoạn biến chuyển đó, vẫn luôn
luôn có một điều bất biến rằng nhu cầu giản đơn của mọi người “được
giải khất cho sảng khoái” đã, đang và sẽ được Coca-Cola đáp ứng tốt
hơn bất kỳ sản phẩm nào khác từng được tạo ra. Tự tin bước tới thế kỷ
mới, Coca-Cola vẫn sẽ là biểu tượng trường tồn, một biểu tượng về chất
lượng, sự chính trực, giá trị, sảng khoái và nhiều hơn thế nữa”.
Những người quan sát sẽ tiếp tục theo dõi liệu Coke vẫn còn là
một “điều có thực” - hay chỉ là một di sản của quá khứ, như từng là
loại thức uống có hương vị khó quên hay một loại thuốc trị khó tiêu
một thời huy hoàng cách đây hơn một thế kỷ.

Những điều có thể bạn  chưa biết về Coca-Cola  

Nếu sưu tập hết vỏ chai Coca-Cola trên toàn
thế giới, bạn sẽ có trong tay hơn 13 ngân tỉ
chai. Nếu đặt tất cả trên một sân bống đá Mỹ,
đống vỏ chai đó sẽ có chiều cao gấp… 70 lần
chiều cao của đỉnh Everest cao nhất thế giới
(đỉnh Everest cao 8.848 mét).

Câu slogan quen thuộc ngày nay “Ngon đến
giọt cuối cùng” (“Good to the last drop”) được
Coca-Cola sử dụng từ năm 1908.

Hơn 1,5 tỉ chai (quy đổi) Coca-Cola, gồm
2.800 chủng loại sản phẩm được tiêu thụ mỗi
ngày thông qua 90.500 nhà phân phối - nhân
viên của Coca-Cola trên toàn thế giới.
Nhãn hiệu Coca-Cola được 98% dân số thế
giới biết đến


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét