TẬP ĐOÀN IBM

Thứ Ba, 8 tháng 4, 2014
12
TẬP ĐOÀN IBM

Con cá kình trong biển công nghệ




     Trước khi những người chống đối sự  mê hoặc của công nghệ
thông tin nghe đến cái tên Microsoft, thị IBM đã  là  một sự  ám ảnh.
Công ty có biệt danh Big Blue này là “ông kẹ” đầu tiên trong lĩnh vực
công nghệ: họ thống trị cả ngành công nghiệp của mình trong một thời
gian dài (IBM từng bị kiện ba lần vì vi phạm luật chống độc quyền). Từ
thập niên 20 của thế kỷ trước, khi các thiết bị như bảng tính, đồng hồ
chấm công và  máy đánh chữ  của IBM lần đầu tự  đặt ra những tiêu
chuẩn cho riêng mình, cho đến thập niên 80, khi chiếc máy tính đầu
tiên của họ trở thành hình mẫu cho tất cả các máy tính để bàn sau này,
hầu như không một ai – xét trên phương diện công nghệ – có thể thoát
khỏi tầm ảnh hưởng của IBM. 

       Nhưng sau đó, không biết vì lý do gì mà họ đã vuột mất những
lân sống công nghệ quan trọng. IBM đã giới thiệu chiếc máy tính cá
nhân đến cho mọi người, nhưng lại chờ rất lâu mới tung ra hệ điều
hành rất cần thiết cho các “bản sao” của chiếc máy này. Họ đã tham
gia vào lĩnh vực không gian ảo từ sớm, nhưng lại lựa chọn sai phương
tiện trong dịch vụ trực tuyến Prodigy xấu số. Vào năm 1993, IBM đã
thua lỗ đến 8 tỉ đô-la.

      Tuy nhiên, khi Lou Gerstner bước lên nắm quyền lãnh đạo, IBM
đã thay đổi và phục hồi. Gerstner đã loại bỏ các thói quen có hại của
công ty. Ông đã  cắt giảm nguồn nhân lực dư thừa, đồng thời cũng
tuyển vào những người giỏi nhất. Ông đã giới thiệu những sản phẩm
quan trọng như “máy chủ truy cập”, một thiết bị có thể chuyển dữ
liệu qua lại giữa máy trạm và mạng Internet. Quan trọng nhất, ông
bác bỏ những yêu cầu giải thể công ty, ông đã có trực giác đúng đắn
rằng IBM hoàn toàn có đủ khả năng cung cấp các giải pháp kết hợp
cho một loạt những nhu cầu về công nghệ đương thời. Những dịch vụ
như vậy, hơn là những sản phẩm cụ thể, đã trở thành động lực thúc
đẩy cho một  IBM mới mẻ hơn.

       Và thành công đã đến. Doanh thu của công ty đạt mức kỷ lục, giá
trị thị trường tăng gấp 10 lần. Ngay cả bản sắc khó chịu cố hữu của
công ty cũng đã  trở nên thoải mái hơn.

Trung tâm Dịch vụ Thương mại Điện tử IBM tại New York
       Những báo cáo hàng năm giờ  đây nói đến các nhân viên hiện đại
mặc quần jeans xanh nhiều hơn là những cỗ máy vô cảm trong bộ
đồ  đen. Vài người đã đặt câu hỏi rằng liệu những thành quả  này
có  thể  được duy trì trong thời gian dài hay không, nhưng Gerstner
vẫn rất lạc quan – ông xem thương mại điện tử là đích đến tiếp theo
của công ty, ngay cả khi ông đang phải chuẩn bị cho việc nghỉ hưu
trong một tương lai không xa.
                                                         ***

        Thomas Watson cha đã gia nhập vào công ty sau này được biết đến
với cái tên IBM vào năm 1914, cùng năm Thomas Watson con ra đời.
Watson đã  bỏ  vị trí lãnh đạo cao thứ  nhị tại công ty National Cash
Register một năm trước đó. Ông gia nhập vào công ty Computing-
Tabulating-Recording với cương vị tổng quản lý, và trở thành tổng giám
đốc của công ty sau đó 11 tháng. Ở tuổi 40, Watson có được một đứa
con trai mới sinh và một công ty mới. Công ty của ông – với 1.300 nhân
viên,  nửa tá nhà máy ở Bắc Mỹ và trụ sở chính đặt tại New York – đã
bán mọi thứ từ những chiếc cân thương mại cho đến dụng cụ cắt phó
mát. Cả cha và con đều có nhiều điều để nói về những việc này trong
quãng thời gian sắp tới.

        Watson cha là  một người bán hàng tài năng. Ông đã  bán máy
may và nhạc cụ trước khi vào làm ở NCR và không ngừng cố gắng để
sau đó trở thành giám đốc của bộ phận bán hàng. Tại C-T-R, ông đã
áp dụng những kinh nghiệm của mình để  quan tâm đặc biệt đến
Punch Card Tabulating Machine (máy tính bảng dùng phiếu đục lỗ)
 được phát triển vào năm 1890 cho Cục điều tra dân số Mỹ. Để bán
chiếc máy này cho các công ty thuộc nhiều lĩnh vực như bảo hiểm
hay đường sắt, Watson đã áp dụng nhiều chiến thuật mà ông đã học
từ công ty trước đó. Những chiến thuật này gồm việc chỉ thuê những
nhân viên bán hàng có ngoại hình dễ nhìn và có tinh thần cạnh tranh
mạnh mẽ với nhau để tăng cường hiệu quả làm việc, và đặt ra những
câu khẩu hiệu đa dạng và truyền cảm hứng như “THINK”(1)và “Hiện
thực hóa mọi thứ” ở khắp các xưởng làm việc, đẩy mạnh tinh thần
làm việc hăng hái trong công ty bằng cách thành lập các đội thể thao
cho nhân viên, những cuộc đi chơi có gia đình nhân viên, và thậm chí
là một bài hát chủ đề của riêng công ty.

Thomas Watson, Sr. (1874 – 1956)

       Watson đã  gầy dựng được một lực lượng lao động cố  gắng hết
 sức vì sự thành công của công ty. Và  chỉ trong vòng 6 năm, tổng thu
 nhập đã  tăng gấp ba, lên đến 15 triệu đô-la trước khi mở rộng kinh
doanh sang châu Âu, Nam Mỹ, châu AÁ và châu Úc. Ông tập trung phát
 triển kinh doanh máy lập bảng, đồng hồ  và  máy đánh chữ, và định
 hướng lạicho công ty.

     Vào năm 1924, ông đổi tên công ty thành International Business
 Machines để  thể hiện hướng đi trọng tâm mới mẻ này.

      Cuộc Đại Suy thoái đã làm hoạt động kinh doanh trên toàn nước
Mỹ trở nên im ắng khác thường trong thập niên 30, nhưng đây dường
như chỉ là một chướng ngại vật không đáng kể đối với Watson. Trong
khoảng thời gian này, ông đã cho ra mắt những thiết bị tính toán mới,
chăm lo cho nhân viên về mặt y tế và cả bảo hiểm sinh mạng, lương
hưu, và các kỳ nghỉ miễn phí. Điều này làm cho các nhân viên đều cố
gắng làm việc tận tụy hết mình. Để hỗ trợ cho những gì mà công ty
vẫn gọi là “hoạt động kinh doanh kế toán lớn nhất của mọi thời đại ”,
Thomas Watson con đã gia nhập công ty vào năm 1937.


Watson  trên bìa tạp chí Time
     IBM là một công ty đầy lạc quan, nhưng việc Thế chiến II bùng
nổ đã làm thay đổi mọi thứ. Watson cha đã giới thiệu những nhà máy
của mình cho chính phủ Mỹ, và thế là các nhà máy này sản xuất ra
các sản phẩm phục vụ chiến tranh như máy ngắm để ném bom và
súng trường. Cùng thời gian đó, con trai ông đã phục vụ 5 năm trong
quân ngũ, trên cương vị phi công máy bay B-24.

    Khi chiến tranh trở nên ác liệt, một ranh giới không thể thay đổi
đã được dựng nên giữa thế lực đang đi xuống của người cha và sự nổi
bật của người con. Năm 1944, IBM kết thúc 6 năm cộng tác với
Harvard để  phát triển Mark I, hay còn gọi là  Automatic Sequence
Controlled Calculator (Máy tính điều khiển tuần tự  tự  động). Với
chiều dài hơn 15 mết và nặng 5 tấn, nó là chiếc máy tính đầu tiên có
thể  tự  động thực thi những thao tác điện toán dài. Khi nhận thấy
chiếc máy này có  rất ít tiềm năng phát triển về  mặt thương mại,
Watson cha đã bỏ qua nó, nhưng Watson con lại nhận thấy thiết bị
này chính là tương lai của công ty, và bắt đầu tán thành, hỗ trợ cho
những thiết bị như vậy sau khi hết thời hạn phục vụ trong quân ngũ.
Quan điểm của ông cuối cùng cũng giành chiến thắng, và vào năm
1952 ông được bổ nhiệm làm tổng giám đốc điều hành của IBM.

     Trong vài năm sau đó, công ty đi theo con đường mà hai cha con
nhà Watson đã đưa ra. Họ thực hiện những bước đi vững chắc vào
thời kỳ máy tính còn mới mẻ, trong khi vẫn củng cố nền móng của
mình. Một chế độ quản lý khắt khe gần giống với luật lệ thời Victoria
đã được thiết lập, trong đó công nhân phải làm thêm giờ và làm cả
trong những ngày nghỉ. Đổi lại, họ được công ty hỗ trợ những lợi ích
cao nhất cùng những cam kết về một việc làm ổn định cho đến hết
đời. Chiến lược này đã tạo nên một đội ngũ nhân viên hết sức trung
thành và lao động không biết mệt mỗi, những người sau đó đã phát
triển thành công chiếc máy tính đầu tiên thực hiện được những thao
tác kinh doanh cơ bản một cách hiệu quả như lập hóa đơn, tính bảng
lương và kiểm soát kho hàng – từ đó mở ra những cơ hội mới mà IBM
sẵn sàng và hăm hở nắm bắt.

      Watson con đã hoàn toàn thoát khỏi cái bống của cha mình bằng
quyết tâm theo đuổi thị trường mới này. Và  vào năm 1956 – chỉ 6
tuần trước khi Watson cha qua đời – Thomas Watson con đã được bổ
nhiệm lâm Chủ tịch Hội đồng quản trị của IBM. Một trong những việc
làm đầu tiên của ông là tổ chức lại công ty thành 6 phân nhánh tự trị.
Sau đó ông hoàn tất việc chuyển từ máy tính lập bảng lạc hậu sang
loại máy tính tiên tiến bằng cách phát triển chiếc máy tính lớn sử
dụng transistor đầu tiên (thiết bị mà lực lượng không quân Mỹ dùng
để vận hành hệ thống cảnh báo tên lửa đạn đạo đầu tiên của họ) và
“dòng” máy tính tương thích thương mại đầu tiên (dòng máy này
chấp nhận thay đổi phần mềm và thiết bị ngoại vi). Ông cũng cách
mạng hóa phương thức bán hàng, bằng cách bán riêng phần cứng,
phần mềm, và dịch vụ. Trước kia chúng được bán chung trong một
gói sản phẩm. Công ty đã phát triển rất mạnh mẽ trong nhiệm kỳ của
ông, nhiệm kỳ này kết thúc sớm một năm sau khi ông bị một cơn đau
tim vào năm 1970. Tuy nhiên, ông vẫn có chân trong ban lãnh đạo
IBM cho đến năm 1984. Công ty đã tăng từ 72.500 lên 270.000 nhân
viên, và từ 892 triệu đô-la đến 8,3 tỉ đô-la trong tổng thu nhập. Tạp
chí Fortune gọi ông là “nhà tư bản vĩ đại nhất trong lịch sử”. 

      Không có gì ngạc nhiên là hoạt động kinh doanh của công ty sau
thời đại của Watson diễn ra không hề suôn sẻ. Khi sự tăng trưởng của
IBM lên đến đỉnh điểm vào năm 1986, một lực lượng lao động tự mãn,
đòi hỏi lương bổng cao cùng tính ngạo mạn trong cả tập đoàn bắt đầu
trỗi dậy. Kết quả của vị trí độc tôn trong lĩnh vực này đã ngăn IBM theo
đuổi những chiều hướng kinh doanh mới đầy tiềm năng và lợi nhuận. 

     Vào đầu những năm 1990, IBM dường như không còn đảm bảo
về lượng khách hàng của mình hay những sản phẩm mà họ cần. Áp
lực đè nặng lên công ty cùng với sự thua lỗ. Trong tuyệt vọng, ban
lãnh đạo của công ty lần đầu tiên đã quay sang nhờ cậy một người
ngoài – Louis V. Gerstner Jr. – mong ông vực dậy công ty của họ.

                                                  ***
    Trước Lou Gerstner, tất cả các CEO của IBM đều trưởng thành từ
chính công ty. Gerstner bắt đầu sự nghiệp của ông với McKinsey & Co.
 rồi American Express, và  sau đó  làm chủ  tịch kiêm CEO của RJR
Nabisco trong 4 năm. Năm 1993, khi IBM công bố những bản báo cáo
thua lỗ và Thomas Watson con qua đời, Gerstner đã đến với IBM bất kể
những hoài nghi ban đầu. Cách nhìn nhận vấn đề khách quan và đầy
hoài nghi của ông không đảm bảo cho IBM điều gì tốt đẹp trong những
năm sắp tới.

    Gerstner bắt đầu bằng một bước đi gây nhiều chú ý. Ông đã giảm
9 tỉ đô-la chi phí hàng năm. Điều này có nghĩa là bắt đầu các đợt giãn
thợ – mặc cho lời hứa bảo đảm về một công việc trọn đời trong quá
khứ của công ty -, và vị lãnh đạo mới này đã vấp phải nhiều khó khăn
vì sự phản đối trong nhân viên. Nhưng đây là một bước đi sống còn
để công ty có thể trở lại cuộc đua, như ông đã phát biểu sau này.
Một chủ trương quan trọng khác là định hướng khách hàng, điểm
chung của cả hai cha con nhà Watson nhưng đã không còn được duy
trì sau khi họ ra đi. Điều này được thực hiện từng bước một bằng cách
tu sửa lại dây chuyền sản phẩm để phù hợp với nhu cầu khách hàng,
là đa số những người quan tâm đến các vấn đề về mạng máy tính.
Ông bắt đầu với việc mua lại những công ty khác (như Lotus
Development và Tivoli Systems), đồng thời chống lại các áp lực đòi
hỏi phải tách IBM thành những công ty độc lập do ông nhận thức
được lợi ích của việc mang đến cho khách hàng những dịch vụ  đa
dạng nhưng hợp nhất.

     Năm 1977, IBM đã chứng minh rõ  ràng rằng phần cứng siêu
mạnh của họ  vẫn còn rất hiệu quả. Họ  đã  tạo ra một cỗ máy cố tên gọi
là  Deep Blue, và  chiếc máy này đã  đánh bại kiện tướng cờ  vua thế
giới Garry Kasparov trong một cuộc thi đấu

Vua cờ Kasparov đang “chiến đấu” với siêu máy tính
Deep Blue IBM 1996

 cờ gồm sáu vấn. Nhưng sự chú ý vẫn chủ yếu tập trung vào việc giúp
đỡ các khách hàng lên kế hoạch, cài đặt và vận hành hầu như bất cứ
loại mạng lưới công nghệ cao nào. Và khi bước sang thế kỷ mới, một
sự  quan tâm mạnh mẽ  đến các khách hàng thương mại điện tử,
những người mà IBM có thể làm mọi thứ cho họ – từ đặt máy chủ cho
những Website đơn giản cho đến viết nên toàn bộ  hệ  thống phần
mềm kỹ thuật. Một đợt cải tổ vào năm 2000 đã nhắm tới việc thúc
đẩy tốc độ tăng trưởng trong lĩnh vực này, đồng thời tìm ra một người
kế nhiệm cho Gerstner, vì ông đã ký hợp đồng ở lại cho đến tháng ba
năm 2002 khi được 60 tuổi. Ông không thừa nhận hay từ chối việc ra
đi, mà vẫn tập trung vào việc phát triển sức mạnh của IBM trong lĩnh
vực thương mại điện tử, mục tiêu tiếp theo của ông.

Dòng máy IBM – Lenovo Thinkpad nổi tiếng
gọn nhẹ, mạnh mẽ của IBM


       Vào năm 2003, IBM trình bày một dự án đầy tham vọng để viết
lại những giá  trị của công ty. Sử dụng công nghệ  kỹ  thuật Jam,
công ty dựa trên nền tảng Intranet thảo luận trực tuyến với
50.000 nhân viên trong hơn 3 ngày. Những thảo luận được phân
tích bởi phần mềm phân tích văn bản phức tạp (eClassifier). Kết
quả là, những giá trị của công ty
đã được cập nhật đúc kết thành ba giá trị mới: “sự hiến dâng tới mọi
khách hàng là thành công của chúng ta”, “cải cách các vấn đề công
ty chúng ta là cải cách thế giới”, “sự tin tưởng và trách nhiệm của cá
nhân trong tất cả các mối quan hệ là giá trị của IBM”.

        Năm 2004, một chương trình Jam khác kết nối 52.000 công nhân
để trao đổi những vấn đề thực tiễn tốt nhất trong suốt thời gian 72 giờ.
Họ tập trung vào những ý tưởng có thể hỗ trợ cho việc thi hành các giá
trị trước đó đã được xác định. 

        Lịch sử  cho thấy IBM có  một danh tiếng tốt trong việc duy trì
nhân viên dài hạn. Nhưng trong những năm gần đây, để thích nghi
 với tình huống thị trường và lợi nhuận đang xuống dốc, IBM đã phải
cắt giảm lực lượng lao động - cụ thể như sa thải 14.500 nhân viên vào
quý I năm 2005. Tháng 5 năm 2005, IBM Ireland đóng cửa. Xưởng
sản xuất di chuyển tới một công ty gọi là Amkor ở Singapore, công ty
đã  mua lại doanh nghiệp vi điện tử  của IBM. Ngày 8 tháng 6 năm
2005, công ty IBM Canada sa thải 700 vị trí. Ngược lại, IBM Ấn Độ và
IBM Trung Quốc, Philippines và CostaRica đang chứng kiến một sự
bùng nổ tuyển mộ và tăng trưởng số nhân viên.

      Trong tháng 7 và  tháng 9 năm 2006, Pamisano giới thiệu một
chương trình được gọi là Innovation Jam. Innovation Jam là cuộc họp
thảo luận trực tuyến lớn nhất với hơn 150.000 người tham gia từ 104
nước. Những người tham gia là nhân viên của IBM và cả gia đình họ,
các trường đại học, đối tác và khách hàng. Innovation Jam được chia
thành hai phiên họp (một trong tháng 7 và một trong tháng 9) trong
vòng mỗi 72 giờ  và  thu được hơn 46.000 ý  tưởng chính. Tháng 11
năm 2006, IBM thông báo đầu tư 100 triệu USD cho 10 ý tưởng tốt
nhất trong số đó.

     Tháng 5 năm 2007, IBM công khai kế hoạch Project Big Green,
một phương án dự phòng trị giá 1 tỉ mỗi năm cho các phân ngành của
họ để cải thiện năng lực sản xuất. Người ta hy vọng những sản phẩm
và dịch vụ mới của IBM sẽ giảm bớt năng lượng tiêu hao của trung
tâm dữ liệu và cơ sở hạ tầng công nghệ, đồng thời chuyển công nghệ
hệ  thống các máy client vào trung tâm dữ  liệu “xanh”, có  mức tiết
kiệm năng lượng xấp xỉ 42% so với một trung tâm dữ liệu trung bình.
Sáng kiến này bao gồm một “green team” toàn cầu với hơn 850 kỹ sư
công suất năng lượng của IBM. Như một phần của dự án, IBM đang
xây dựng một trung tâm dữ liệu xanh trị giá 86 triệu USD tại Boulder
và sẽ củng cố gần 4.000 máy chủ ở 6 địa điểm vào 30 máy mainframe
đang chạy hệ điều hành Linux trên toàn thế giới.





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét